Tác dụng chữa bệnh cực bất ngờ của hoa quỳnh

Tác dụng chữa bệnh cực bất ngờ của hoa quỳnh
Hoa quỳnh được mệnh danh là nữ hoàng của bóng đêm bởi đây là loài hoa đẹp chỉ nở vào ban đêm. Loài hoa này còn có công dụng chữa bệnh rất tốt.

Trong dân gian, hoa quỳnh được xem là vị thuốc đặc trị các bệnh ở phổi và hệ hô hấp.

Để trị ho long đờm, người ta lấy hoa quỳnh mới nở đem thái nhỏ hấp cách thủy với mật ong hoặc nấu với trứng gà ăn trong ngày. Trẻ em thì dùng 1 hoa còn người lớn thì dùng từ 2 đến 3 hoa.

Ho do viêm họng có thể dùng bài thuốc: 30g hoa quỳnh, 10g lá xương xông (ảnh) cũng thái nhỏ cho vào bát với 10ml mật ong, đun cách thủy khoảng 30 phút, trộn đều để uống dần trong ngày.

Dân gian cũng ngâm rượu hoa quỳnh để chữa đau bụng và bôi các vết bầm tím hiệu quả. Rượu hoa quỳnh ngâm bằng hoa tươi, để càng lâu càng tốt, tuy nhiên nếu dùng ngay thì khoảng 10-15 ngày sau khi ngâm là dùng được. Mỗi ngày uống khoảng 1-2ml chia làm hai lần. Rượu này có thể giữ được đến vài năm để sử dụng dần.

Một số tài liệu của nước ngoài có ghi chép rằng, nếu như bạn bị viêm phế quản, lao phổi, lao hạch có thể chế biến hoa quỳnh với thịt lợn thành món ăn để trị bệnh.

Tác dụng chữa bệnh cực bất ngờ của hoa quỳnh ảnh 1

Ngoài ra, hoa quỳnh còn có thể chữa được các bệnh sỏi như sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu theo hai cách sau đây.

Cách 1: Trà hoa quỳnh, dùng hoa quỳnh (tươi hoặc khô đều được) thái nhỏ đem tẩm mật, sao vàng sau đó cất đi hãm trà uống dần.

Cách 2: kết hợp hoa quỳnh với một số vị thuốc khác bao gồm diếp cá 20g, kim tiền thảo 20g, 10g rễ cỏ tranh đem thái nhỏ sắc lấy nước uống trong ngày, chia 3 lần.

Những người mắc chứng đái tháo đường cũng có thể áp dụng bài thuốc tương tự như trên mỗi ngày sẽ có hiệu quả

Theo Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.