Sửng sốt khi 'Tây du ký' được phát sóng hơn 3.000 lần

TPO - Nhiều người bày tỏ sự đồng tình với lí giải về việc tại sao Tây Du Ký được khán giả mọi lứa tuổi trong 3 thập niên gần đây yêu thích đến nỗi đã phát lại mấy nghìn lần.

 Video: nhạc phim "Tây du ký"

Theo đó, mới đây Sina cho biết “Tây du ký” là bộ phim được chiếu lại nhiều nhất tại Trung Quốc với hơn 3.000 lần. Trang này nhận định tác phẩm thu hút được tất cả các đối tượng khán giả từ già tới trẻ kể từ khi ra mắt vào năm 1986.

Sửng sốt khi 'Tây du ký' được phát sóng hơn 3.000 lần ảnh 1 "Tây du ký" là bộ phim được phát sóng lại nhiều nhất tại Trung Quốc.

Minh chứng là trên Baidu- trang tìm kiếm lớn nhất của quốc gia này, từ khóa “Tây du ký” có tới 45 triệu kết quả. Sau đó là 3 trong tứ đại danh tác gồm “Tam quốc diễn nghĩa” (30 triệu kết quả), “Thủy hử” (13 triệu kết quả) và cuối cùng là “Hồng lâu mộng” với gần 6 triệu kết quả. Đồng thời bộ phim về thầy trò Đường Tăng cũng được nhận xét là có sức ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều lần 3 tác phẩm kể trên.

Còn theo bảng khảo sát của CCTV năm 1987, “Tây du ký” đạt tỷ suất khán giả 89,4%. Trong đó đối tượng có trình độ đại học chiếm 85,2%, đối tượng mù chữ hay chưa biết chữ (không tính trẻ em) tỷ lệ xem là 100%.

Sửng sốt khi 'Tây du ký' được phát sóng hơn 3.000 lần ảnh 2 Hình ảnh trong phim 'Tam quốc diễn nghĩa' năm 1994.

Một trong những nguyên nhân khiến “Tây du ký” nhận được trường yêu thích trong suốt 3 thập kỉ chính là có phần nhạc dễ nghe, dễ học, diễn xuất thú vị, hài hước, rất phù hợp cho việc giải trí. Đồng thời, độ dài phim khá phù hợp với 25 tập (phần đầu) trong khi đó mỗi tập có nội dung riêng biệt nên khán giả dễ theo dõi mà không sợ bị bỏ lỡ tình tiết hay. Do đó, nó trở thành “món ăn tinh thần” phù hợp với mọi đối tượng khán giả, nhất là trẻ em.

Trong khi đó “Tam quốc diễn nghĩa” (năm 1994) mặc dù đạt mức rating kỷ lục nhưng nội dung đặt nặng về yếu tố quyền lực chính trị nên chỉ phù hợp với các đấng nam nhi.

“Hồng lâu mộng” (năm 1987) được đánh giá cao về mặt nghệ thuật văn học nhưng lại nhuốm màu bi thương khi kể về bi kịch tình yêu và sự lụi bại của một gia đình quan lại nên cũng giới hạn đối tượng xem. Do đó phim chỉ được phát sóng lại hơn 1.000 lần.

Sửng sốt khi 'Tây du ký' được phát sóng hơn 3.000 lần ảnh 3 Poster phim "Thủy hử" năm 1988.

Còn “Thủy hử” (năm 1988) giống như “Tam quốc diễn nghĩa” khi nội dung chỉ thu hút phái nam. Đồng thời các tình tiết bạo lực trong phim khiến khán giả lo sợ sẽ ảnh hưởng đến trẻ em. Bên cạnh đó, ở các phần về sau, nội dung phim càng kém thú vị nên dần mất đi lượng người xem như “Tây du ký”.

Theo Theo QQ, Sina, Weibo
MỚI - NÓNG