Theo đó, quy định tại khoản 6 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi năm 2014), từ ngày 1/1/2021 sẽ thực hiện chính sách thông tuyến tỉnh trong điều trị nội trú đối với khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Theo đó, người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh trên phạm vi toàn quốc được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng (như đúng tuyến, thay vì chỉ được thanh toán 60% như trước đây).
Còn theo ông Lê Văn Phúc, Trưởng ban thực hiện chính sách BHXH Việt Nam, một trong những hệ lụy khi thông tuyến BHYT ở tuyến tỉnh vào năm 2021 là việc các bệnh viện sẽ phải đối mặt với tình trạng “quá tải” khi bệnh nhân điều trị nội trú gia tăng. Không chỉ vậy, khi thông tuyến BHYT tuyến tỉnh, chi phí y tế cũng gia tăng tạo ra áp lực lớn lên quỹ BHYT. Dự kiến, quỹ dự phòng BHYT chỉ đáp ứng chi trả đến năm 2021.
Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) Lê Văn Khảm cho hay Vụ đang chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan hướng dẫn khám bệnh, chữa bệnh BHYT thông tuyến tính trên phạm vi toàn quốc bắt đầu từ ngày 1/1/2021.
Để thực hiện thông tuyến BHYT có hiệu quả, Bộ Y tế yêu cầu giám đốc cơ sở khám, chữa bệnh các tuyến phải chủ động kiểm tra và triển khai các chính sách thông tuyến khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí.
Cùng đó, các bệnh viện phải có kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh công tác tổ chức khám chữa bệnh, xây dựng và thực hiện đúng quy trình khám, chữa bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, giám sát chặt chẽ việc chỉ định điều trị nội trú; Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền quyết định số lượng giường nội trú phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, khả năng cung ứng dịch vụ của cơ sở; Nâng cao chất lượng khám bệnh, bố trí đủ nhân lực, đảm bảo chất lượng trong khám, tư vấm, chỉ định điều trị nội trú...
Tổ chức thực hiện nghiêm túc việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và giám định, thanh toán chi phí theo đúng quy định của Chính phủ và Bộ Y tế; có kế hoạch phối hợp và chủ động phối hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh khác, bao gồm cả cơ sở tuyến huyện để điều chuyển bệnh nhân khi quá tải.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết thực tế, rất nhiều trường hợp đã vượt tuyến BHYT để khám, chữa bệnh khiến bệnh viện tuyến tỉnh phải bù tới 40% chi phí. Do đó, các bệnh viện phải tăng cường việc điều trị cho bệnh nhân, không để bệnh nhân từ bệnh viện tuyến dưới vượt lên tuyến trên để điều trị, gây ra tình trạng quá tải…
Từ 2021 BHYT sẽ trả 100% nếu điều trị nội trú trái tuyến tại các bệnh viện này
Ảnh minh họa: Internet |
TPO - Từ 2021, người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh trên phạm vi toàn quốc được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng (như đúng tuyến, thay vì chỉ được thanh toán 60% như trước đây).
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.
Mưa lớn kéo dài, Hà Tĩnh xả tràn nhiều hồ chứa nước
TPO - Trước dự báo mưa lớn kéo dài, Hà Tĩnh đã kích hoạt xả tràn nhiều hồ chứa nước lớn, gồm: Bộc Nguyên, Thượng Sông Trí và Khe Xai để ứng phó mưa lũ.
Cô gái TPHCM kể chuyện hái dâu kiếm gần nửa triệu đồng mỗi giờ ở Australia
Tháng 10/2023, Cẩm Hà nhận việc tại một nông trại dâu tây trên đảo Tasmania hẻo lánh. Với Hà, làm nông vất vả nhưng mang đến nguồn thu nhập tạm ổn.