Khám mắt chẩn đoán được bệnh Parkinson

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Chúng ta đều biết rằng nếu học được cách chẩn đoán chính xác bệnh Parkinson trước khi não xuất hiện những tổn thương rõ rệt thì có thể giúp ích nhiều cho bệnh nhân.

Y học đã tạo ra và áp dụng những bộ cảm biến phức pháp và các test máu. Nhưng bây giờ các nhà khoa học Anh ở Đại học Luân Đôn lại đề xuất một phương pháp rất đơn giản. Họ đã thử nghiệm trên chuột công nghệ mới DARC-phát hiện các tế bào võng mạc tự hủy.

Họ đã dùng mực phát sáng để phát hiện trong võng mạc các tế bào bị bệnh hoặc đang chết. Càng nhiều tế bào võng mạc bị đánh dấu thì bệnh Parkinson càng nặng. Chính ở giai đoạn này, các bác sĩ có thể tiên liệu được bệnh.

Thông thường khi các bác sĩ đã chẩn đoán được bệnh đó là khi trên 70% tế bào não sản sinh ra dopamine đã bị hủy hoại. Cái chết của các tế bào thần kinh là nét đặc trưng cho tất cả các căn bệnh suy thoái thần kinh. Mắt gắn liền với não, vì vậy, những thay đổi ở võng mạc phản ánh những thay đổi trong não.

Các nhà khoa học tin chắc rằng phương pháp này cũng có hiệu quả khi chẩn đoán bệnh thiên đầu thống, bệnh Alzheimer. Họ cũng kiến nghị dùng thuốc rosiglitazone để trị liệu bệnh Parkinson. Đây là loại thuốc giảm tế bào chết và bổ não.

Còn theo Med Page Today, các nhà khoa học Đan Mạch ở Đại học Copenhagen cho rằng việc xuất hiện mụn trứng cá hồng trên da làm tăng nguy có mắc Parkinson lên gấp 2 lần. Và bệnh cũng đến sớm hơn 2,4 năm so với những người không có mụn trứng cá.

Theo Theo Một thế giới
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.