Sự xâm lấn của văn hóa Hàn Quốc

Ngôi nhà hạnh phúc với sự góp mặt của Song Hye Kyo và Bi Rain là bộ phim rất được yêu thích tại Việt Nam
Ngôi nhà hạnh phúc với sự góp mặt của Song Hye Kyo và Bi Rain là bộ phim rất được yêu thích tại Việt Nam
TPO - Làn sóng văn hóa Hàn Quốc (Hallyu) với những bước đi cụ thể đang lan tỏa mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn ra ngoài Châu Á trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngôi nhà hạnh phúc với sự góp mặt của Song Hye Kyo và Bi Rain là bộ phim rất được yêu thích tại Việt Nam
Ngôi nhà hạnh phúc với sự góp mặt của Song Hye Kyo và Bi Rain là bộ phim rất được yêu thích tại Việt Nam.

Sự xâm lấn ‘ngọt ngào’

Làn sóng Hàn Quốc bắt đầu có ở Việt Nam khoảng từ những năm 1994 với những bộ phim truyền hình dài tập, kết cấu câu chuyện nhẹ nhàng với những triết lí và tình cảm sâu sắc mang đậm nét Châu Á. Những bộ phim tâm lí Hàn Quốc đình đám như “Bản tình ca mùa đông”, “Hoa cúc vàng”, “Mối tình đầu”… đã từng tạo nên những “cơn sốt” trên sóng truyền hình Việt Nam. Hiện nay trong giai đoạn được coi là “bão hòa” của Hàn lưu, điện ảnh Hàn Quốc vẫn được công chiếu ngày càng nhiều và được khán giả đón nhận nhiệt tình với phong cách thưởng thức, suy ngẫm ở nhiều góc độ.

Đi xa hơn cả “người anh em phim ảnh”, âm nhạc Hàn Quốc (K-Pop) lan tỏa nhanh chóng và mạnh mẽ trong giới trẻ Việt Nam… Các teen Việt có thể thuộc lòng từng bài hát, từng điệu nhảy, từng cái tên, sở thích, sở ghét của sao Hàn. Hơn nữa theo một khảo sát cho thấy, trong vài năm trở lại đây tốc độ bán vé trong những buổi biểu diễn của ca sĩ ngôi sao Hàn Quốc được tính bằng phút, chuyện ế vé là không tưởng. Sở dĩ tạo được dấu ấn mới, thành công như vậy là nhờ “K-pop đẩy mạnh yếu tố gắn kết- giao lưu- chia sẻ, người hâm mộ họ có cảm giác như tất cả là người một nhà, khi vui buồn đều có thể sẻ chia, từ đó tình yêu và sự mến mộ dần trở nên khăng khít”- bà Lưu Vân Thảo Thư kí tòa soạn Tạp chí thế giới điện ảnh cho biết.

Giám đốc trung tâm văn hóa Hàn Quốc, ông Park Nark Jong đưa ra nhận xét: Sự lan truyền của văn hóa đại chúng thông qua phim ảnh và ca nhạc vốn là những lĩnh vực nghệ thuật dễ dàng thấm đẫm vào lòng người và có sức ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như ẩm thực, thời trang, du lịch...

Bên cạnh lĩnh vực văn hóa, chúng ta còn được chứng kiến ảnh hưởng to lớn của văn hóa đại chúng Hàn Quốc thông qua sự phát triển ngày càng rộng và sâu của chuyên ngành Hàn Quốc học ở Việt Nam. Theo số liệu bà Nguyễn Ngọc Trâm Oanh- nghiên cứu bộ môn Hàn Quốc học trường ĐHKHXH&NV TPHCM cung cấp: chỉ riêng trường ĐHKHXH-NV TPHCM số lượng sinh viên đầu vào của bộ môn Hàn Quốc cũng tăng vượt bậc, từ con số 30 sinh viên/năm (1994) đến nay đã tăng lên 120 sinh viên/năm. Đặc biệt khi được hỏi về động cơ đăng kí về chuyên ngành này, đa số sinh viên đều trả lời là vì yêu thích âm nhạc và phim ảnh Hàn Quốc.

Lan tỏa hay xâm thực

Một câu hỏi được bạn Lê Nga- sinh viên trường ĐH ngoại ngữ đưa ra làm nóng buổi tọa đàm: Với những hiệu ứng của làn sóng Hàn Quốc trong giới trẻ hiện nay thì Hallyu thực chất là lan tỏa hay “xâm thực”?

Thông qua các bộ phim được trình chiếu với tần xuất lớn, phong cách Hàn đã len lỏi vào những nếp sinh hoạt hằng ngày của giới trẻ. Trước hết đó là xu hướng thời trang, việc mặc nhiều lớp áo, áo trong dài hơn áo ngoài, quần short siêu ngắn , những chiếc mũ tinh nghịch và những phụ kiện sặc sỡ sắc màu đã trở nên phổ biến. Còn về trang điểm, những mái tóc dài ép thẳng, nhuộm vàng, những chiếc khuyên tai, khuyên mũi, những “mắt nâu môi trầm” đều là những sản phẩm được bắt nguồn từ những diễn viên trong các bộ phim truyền hình xứ Hàn.

Làn sóng âm nhạc Kpop đã làm xuất hiện trong giới trẻ hội chứng “cuồng thần tượng”. Nó bắt đầu từ xu hướng làm đẹp theo sao Hàn, nhớ tên, tuổi, sở thích sở ghét của sao Hàn… rồi đến việc khóc lóc, gào thét khi được nhìn thấy thần tượng của mình bằng xương bằng thịt. Không chỉ vậy có những fan cuồng còn dọa tự tử , dọa giết bố mẹ nếu không được đi xem các “oppa”…

Ông Kim Kwon Yong, phóng viên thường trú Báo Yonhap News tại Hà Nội đưa ra nhận xét: Các bộ phim truyền hình, điện ảnh của Hàn Quốc sử dụng những chất liệu điện ảnh phi thực tế và K- pop hướng đến giới trẻ là chủ yếu dẫn đến hiện trạng ảo tưởng về hình ảnh thực tế của Hàn Quốc và suy nghĩ sai lầm mang tên “giấc mơ Hàn Quốc. Hơn nữa việc quảng bá văn hóa Hàn Quốc và phát triển điện ảnh, âm nhạc Việt Nam chưa cân xứng khiến cho giới trẻ tiếp thu “văn hóa lệch”.

Về giải pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực trên bà Lưu Vân Thảo bày tỏ hi vọng các bạn trẻ Việt sẽ thông minh hơn, tinh tế hơn trong việc tiếp thu và hòa nhập với làn sóng văn hóa Hàn Quốc. “Phim ảnh hay âm nhạc là giải trí, là thưởng thức chứ không phải là sự bắt chước hay cuồng loạn”- bà chia sẻ.

Theo Viết
MỚI - NÓNG