1. Uống bổ sung dầu cá cũng tốt như khi bạn ăn cá?
Đúng
Sai
Đáp án: Sai
Cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu, và viên nang dầu cá đều có axit béo omega-3 có lợi cho tim. Nhưng ăn cá không chỉ cung cấp cho bạn omega-3 mà còn cho bạn canxi, vitamin B2 và D. Đó cũng là một nguồn tuyệt vời của protein. Vì vậy, hãy ăn cá thường xuyên hơn, khoảng 2 lần/tuần thay vì toàn thịt.
Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về tim mạch, có thể bạn sẽ cần thêm omega-3 bổ sung, hãy nói chuyện với bác sĩ.
2. Dầu cá tốt cho tim của bạn vì nó:
Hạn chế tình trạng triglyceride cao (còn gọi là chất béo trung tính, một yếu tố rủi ro gây bệnh vữa xơ động mạch).
Giúp bạn giảm cân
Làm cho cơ tim mạnh hơn
Đáp án: Hạn chế tình trạng triglyceride cao
Các loại omega-3 như DHA và EPA trong dầu cá và các loại thực phẩm khác có thể làm giảm triglyceride trong máu. Nhưng để giảm tình trạng triglyceride cao, bạn cần 2-4gr DHA/EPA mỗi ngày.
Tuy nhiên, bạn khó xác định mình thực sự cần bao nhiêu omega-3. Vì vậy, bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn. Còn nếu bạn không gặp rắc rối với chất béo trung tính cao, đơn giản, bạn chỉ cần ăn cá.
3. Nếu bạn không ăn cá, bạn có thể nhận omega-3 từ:
Quả óc chó
Gan
Cả hai
Đáp án: Cả hai
Trong gan, quả óc chó và một số loại dầu thực vật như dầu hạt lanh, các loại rau xanh như cải xoăn hoặc rau bina cũng có omega-3, nhưng nó không cung cấp đủ mức cần thiết cho bạn. Cá vẫn là lựa chọn tuyệt vời nhất.
4. Dầu nhuyễn thể chứa ít omega-3 hơn so với dầu cá?
Đúng
Sai
Đáp án: Sai
Dầu nhuyễn thể (mội loại dầu được chiết xuất từ các loài nhuyễn thể) cũng chứa nhiều DHA tương tự dầu cá; thậm chí nó còn nhiều EPA hơn. Vì thế nó cũng có tác dụng giảm triglyceride và cải thiện cholesterol hiệu quả không kém dầu cá.
5. Chúng ta nên ăn bao nhiêu cá?
Không quá 85g mỗi tuần
142g mỗi tuần
Ít nhất 200g mỗi tuần
Đáp án: Ít nhất 200g mỗi tuần
Với các loại cá chứa nhiều chất béo như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ, bạn nên ăn 2 lần/tuần. Một phần ăn là 100g, tương đương khoảng 3/4 chén. Cũng sẽ chẳng vấn đề gì nếu bạn ăn đến 340g cá (hoặc đồ biển) trong một tuần nếu đó là các loại hải sản ít chứa thủy ngân như: tôm, cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi, cá da trơn.
6. Loại cá nào dưới đây ít chứa thủy ngân nhất?
Cá hồi
Cá đao
Cá thu
Đáp án: Cá hồi
Cá hồi Alaska tự nhiên giàu omega-3 và ít bị nhiễm hóa chất nhất.
Cá kiếm, cá thu, cá mập, cá kình là những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao. Thủy ngân có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh của thai nhi hoặc trẻ nhỏ. Vì vậy, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc dự định có thai, cho con bú nên tránh các loại cá này.
7. Nếu bạn đang mang thai, bạn nên bổ sung dầu cá để giúp não bộ của bé phát triển?
Đúng
Sai
Đáp án: Sai
DHA trong chế độ ăn uống của mẹ có liên quan đến một sự thúc đẩy trí tuệ ở trẻ sơ sinh. DHA giúp não bộ của bé và mắt phát triển. Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất trong các nghiên cứu để khẳng định việc bổ sung dầu cá mang lại lợi ích này.
Bà bầu nên ăn vừa đủ cá (các loại cá có ít thủy ngân), với lượng tương đương như người bình thường, tức là không quá 340g/tuần. Và đừng quên bạn có thể có DHA nhờ việc ăn rau lá xanh đậm, dầu hạt lanh.
8. Nếu bạn đã có bệnh tim, dầu cá không mang lại lợi ích gì cho bạn?
Đúng
Sai
Đáp án: Sai
Bổ sung dầu cá có thể giúp bạn khắc phục một số vấn đề sức khỏe cho người bị bệnh tim. Bệnh nhân tim mạch nên được cung cấp khoảng 1g EPA và DHA kết hợp mỗi ngày, tốt nhất là từ cá.
Việc bổ sung bằng các viên uống cũng có thể giúp ích cho bạn, tuy nhiên cần tham vấn bác sĩ. Nhất là khi bạn đang dùng thuốc aspirin, warfarin hoặc một số loại thuốc điều trị tim mạch khác.
9. Thịt filet cá hồi tươi omega-3 có thể giúp:
Tránh bệnh Alzheimer
Chữa hen suyễn
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Đáp án: Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ cho biết những người bị bệnh tiểu đường nên đưa vào cơ thể nhiều omega-3 hơn, tốt nhất là ăn 2-3 phần cá một tuần, mỗi phần tương đương với 85g.
Các nghiên cứu đã không đưa ra một kết luận thống nhất về tác dụng của omega-3 trong điều trị hen suyễn cũng không tìm ra hiệu quả rõ ràng của nó đối với Alzheimer.