Sự thật “động trời” về thuốc kháng sinh

Ngoài đường uống trực tiếp, thuốc kháng sinh đang âm thầm xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua dư lượng tồn đọng trong các thực phẩm chế biến từ thịt, trứng, sữa của động vật chăn nuôi. Ảnh minh họa: Alamy
Ngoài đường uống trực tiếp, thuốc kháng sinh đang âm thầm xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua dư lượng tồn đọng trong các thực phẩm chế biến từ thịt, trứng, sữa của động vật chăn nuôi. Ảnh minh họa: Alamy
Một nhà vi trùng học hàng đầu tuyên bố, lượng thuốc kháng sinh chúng ta hấp thu từ thịt và các sản phẩm bơ sữa có thể là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện bí ẩn của hàng loạt bệnh dịch thời hiện đại, chẳng hạn như bệnh tiểu đường thời thơ ấu, hen suyễn, dị ứng thực phẩm, tự kỷ, eczema hay béo phì.

Cho tới hiện tại, quan ngại chính về thuốc kháng sinh là, việc lạm dụng chúng trong y học hiện đại đang tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2011, mỗi năm ở riêng châu Âu đã có 25.000 người chết vì các nhiễm trùng do những vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gây ra.

   

Tuy nhiên, đây không phải là lo lắng duy nhất về thuốc kháng sinh. Theo nhà vi trùng học hàng đầu người Mỹ, tiến sĩ Martin Blaser, ngày càng có nhiều bằng chứng về việc thuốc kháng sinh khiến con người phát phì.

Thuốc kháng sinh làm tăng hấp thu clo, “vỗ béo” người

Trong cuốn sách mới xuất bản của mình, ông Blaser cho biết, sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, các nhà nghiên cứu nông nghiệp đã tiến hành tìm hiểu xem liệu thuốc kháng sinh streptomycin có thể làm giảm tỉ lệ tử vọng ở những con gà nuôi nhốt hay không.

Khi cho những con gà con mới 1 ngày tuổi sử dụng liều cao loại thuốc kháng sinh mới này, họ kinh ngạc phát hiện, họ đã tạo ra một dòng “siêu gà” mới. Những con gà con này không chỉ thoát khỏi những căn bệnh thường tấn công chúng, mà trong 4 tuần còn lớn gấp đôi những cá thể cùng lứa không được dùng streptomycin.

Vào thời điểm đó, người ta vẫn chưa rõ tại sao thuốc kháng sinh mới, vốn được sản xuất để chống vi khuẩn, lại có ảnh hưởng như vậy, nhưng không ai dừng lại để nghiên cứu. Đột phá đã nhanh chóng được ngành công nghiệp chăn nuôi khắp thế giới ứng dụng để tăng năng suất.

Tuy nhiên, hiện nay, gần 70 năm sau, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, thuốc kháng sinh trong thịt mà chúng ta ăn đang “vỗ béo” chúng ta như trâu bò, lợn, gà và cừu bị ép dùng thuốc để tăng trọng, làm lợi cho các trang trại. Những loại biệt dược này thậm chí có thể là căn nguyên dẫn đến đại dịch béo đang càn quét các nước phát triển.

Một trong những thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào năm 1951 từng hé lộ, 10 đứa trẻ sinh non ở Italia, được cho dùng thuốc kháng sinh chlortetracycline hàng ngày đã nặng cân hơn 8% so với những đứa trẻ không dùng thuốc.

Trong cuộc nghiên kéo dài từ năm 1991 – 2006, tiến sĩ Blaser và các cộng sự đã theo dõi tình trạng sức khỏe của 14.500 phụ nữ và con cái của họ. Các chuyên gia nhận thấy, những đưa trẻ sử dụng thuốc kháng sinh trong 6 tháng đầu đời cũng béo hơn nhóm còn lại.

Ông Blaser lí giải, mỗi người chúng ta là nơi dung chứa một “quần xã vi sinh vật” quy tụ tới hơn 100 ngàn tỉ vi sinh vật “thân thiện” với trọng lượng tổng cộng có thể lên tới 2kg. Thuốc kháng sinh có thể thay đổi sự cân bằng phức tạp của môi trường bên trong cơ thể người này, dẫn đến sự biến đổi cách cơ thể xử lý đường và chất béo, khiến chúng ta hấp thu nhiều calo hơn.

Thuốc kháng sinh âm thầm xâm nhập cơ thể người từ thức ăn

Điều đáng lo ngại là, theo tiến sĩ Blaser, không chỉ do con người sử dụng trực tiếp, thuốc kháng sinh đang âm thầm xâm nhập vào cơ thể chúng ta thông qua thức ăn, đồ uống.

Một nghiên cứu công bố năm ngoái trên tạp chí Frontiers in Public Health khẳng định, sự gia tăng chứng béo phì nhanh chóng ở Mỹ trong 20 năm qua thực tế bắt nguồn một phần từ việc đông đảo người dân tiếp xúc lâu dài với một lượng nhỏ thuốc kháng sinh đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn của họ trong cùng thời gian.

Các chuyên gia nhận định, khi động vật được cho dùng thuốc kháng sinh, một số biệt dược này có thể vẫn tồn tại trong những sản phẩm chế biến từ cơ thể chúng, như thịt, trứng, sữa, … và đi vào bữa ăn của mỗi hộ gia đình.

Chẳng hạn như, thịt và sữa ở Mỹ và châu Âu có thể được phép chứa tới 100 microgram tetracycline (một kháng sinh phổ rộng cũng dùng cho người) trong mỗi kg thực phẩm. “Điều này đồng nghĩa, một đứa trẻ uống 2 cốc sữa/ngày sẽ tiêu thụ khoảng 50 microgram mỗi ngày, hết ngày này sang ngày khác”, ông Blaser lấy ví dụ.

Và sự tích lũy kháng sinh suốt thời gian dài được cho có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vi sinh vật bên trong cơ thể chúng ta, dẫn đến những thay đổi có khả năng làm phát sinh bệnh tật, cũng như làm trầm trọng hóa tình trạng trỗi dậy của các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

Theo Tuấn Anh


Theo Vietnamnet
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.