8 sự thật và ngộ nhận liên quan đến thuốc kháng sinh

8 sự thật và ngộ nhận liên quan đến thuốc kháng sinh
TP - Tất cả bắt đầu từ penicylin. Ngày nay đã có trên 100 loại khác nhau và liên tục xuất hiện những sản phẩm tiếp theo – ngày càng tốt hơn. Nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến việc sử dụng chúng. Không phải tất cả đều đúng.

Việc điều trị bằng thuốc kháng sinh không đơn giản, bởi chỉ bác sĩ có thể kê đơn. Thuốc kháng sinh để lại nhiều biến chứng nhất. Lý do? Bởi thường chúng ta không biết, sử dụng chúng thế nào; bác sĩ chỉ định không phải lúc nào cũng có thời gian giải thích. Hãy kiểm chứng, cách thức né tránh sai lầm và ý kiến đúng-sai về thuốc kháng sinh.

8 sự thật và ngộ nhận liên quan đến thuốc kháng sinh ảnh 1

1- Đa số trường hợp lạm dụng thuốc kháng sinh

+ Chính xác. Để an toàn, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh – trường hợp bạn bị cảm lạnh hoặc cúm. Không cần thiết! Thủ phạm hai trường hợp này là virus – đối thủ thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt, bởi chúng chỉ phát huy tác dụng độc nhất với vi trùng và nấm.

Lạm dụng thuốc kháng sinh giảm thiểu tính hiệu quả của thuốc, bởi vi trùng nhanh chóng “nhờn thuốc”. Sau đó sẽ khó chọn loại thuốc thích hợp phát huy tác dụng - với lần nhiễm bệnh tiếp theo.

2- Có thể ngừng điều trị - một khi cảm thấy khá hơn

+ Sai. Không tự động bỏ thuốc – khi bắt đầu cảm thấy sức khỏe hồi phục. Việc chữa trị cần phải kéo dài đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ (một số trường hợp có thể duy trì thậm chí hơn chục ngày), bởi như vậy kẻ thù mới bị tiêu diệt. Kết thúc chữa trị quá sớm chỉ có tác dụng tạm thời dập tắt hoạt động của vi trùng, để rồi chúng lại phản công sau đó thời gian ngắn và bệnh tái phát. Và khi ấy bạn sẽ phải điều trị loại thuốc khác, bởi kẻ thù đã miễn dịch với loại đã sử dụng nửa vời. Tình hình cũng diễn ra tương tự - nếu bạn để thời gian giãn cách quá dài giữa hai liều (thí dụ, với chỉ dẫn ngày ba lần, bạn uống cứ 8 giờ/1 lần).

3- Có loại thuốc mới chỉ uống trong 3 ngày

+ Chính xác. Đó là thuốc kháng sinh thế hệ mới (thuộc dòng Azitromycyn, Erytromycyn). Một lần điều trị 3 viên – chia ba ngày. Cho dù mới xuất hiện, song đã trở thành khá “mốt”. Việc điều trị phát huy hiệu quả trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc vào thời điểm những ngày đầu nhiễm trùng.

4- Rượu làm rối loạn tác dụng của tất cả các loại thuốc kháng sinh

+ Sai và đúng. Đa số thuốc kháng sinh hiện đại không phản ứng với đồ uống có cồn. Vậy nên việc uống một ly rượu vang hoặc một chén nhỏ rượu mạnh không cản trở việc chữa trị. Tuy nhiên không được phép uống nhiều hơn, bởi tất cả các đồ uống có cồn, giống như mọi loại tân dược – đều tạo gánh nặng cho gan. Vậy nên dứt khoát không được uống rượu – trường hợp bạn uống thuốc kháng sinh thế hệ cũ (thí dụ Ampicylin), bởi sẽ gây mụn nhọt hoặc lọan nhịp tim.

Cũng rất nguy hiểm – khi uống rượu trong thời gian đang điều trị bằng thuốc chống vi trùng dòng sulfonamid (Bisepton, Bactrim, Futronidazol, Nifuroksazyd). Thông tin về loại thuốc cụ thể có thể được phép uống rượu có ghi ở tờ rơi đính kèm.

5- Cố gắng tránh ánh nắng mặt trời

+ Chính xác. Không phơi nắng trong suốt thời gian chữa trị và vài ngày sau liều kháng sinh cuối cùng. Nhiều loại thuốc kháng sinh (thí dụ Tetracyklin) và Sulfonamid dẫn đến tình trạng da cháy sém dưới tác động của tia cực tím (UV).

6- Thuốc kháng sinh giảm thiểu tính hiệu của của viên ngừa thai

+ Chính xác. Tuy nhiên chủ yếu là những sản phẩm thế hệ cũ (thí dụ Ampicylin, Neomycyne). Lý do: chúng hạn chế hoạt chất của các hoóc-môn tiềm ẩn trong viên thuốc.

7- Uống trong bữa ăn

+ Sai. Thuốc kháng sinh có thể phản ứng khác nhau với thức ăn và trở thành kém hiệu quả. Vì thế đa số (nhất là các makrolid hiện đại) được chỉ định uống trước bữa ăn 1,5 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Chỉ số lượng không nhiều cần uống trong bữa ăn.

Cũng không nên uống kèm với những sản phẩm chế biến từ sữa bò, bởi canxi có trong những sản phẩm đó sẽ cản trở cơ thể hấp thụ thuốc. Vậy nên không dùng sữa hoặc sữa chua để uống thuốc kháng sinh. Các sản phẩm chế biến từ sữa có thể ăn không sớm hơn 2 giờ trước và sau thời điểm uống thuốc.

8- Hỗ trợ men tiêu hóa

+ Đúng. Có thời quan điểm của giới y học không thống nhất: có người chỉ định, người khác - không. Ngày nay không có gì nghi ngờ: trong thời gian điều trị thuốc kháng sinh và tối thiểu suốt cả tuần sau thời điểm kết thúc cần phải uống men tiêu hóa. Lý do: thuốc kháng sinh tấn công như lính bị mù mắt (không phân biệt “quân địch” và “quân ta”). Vậy nên chúng tiêu diệt cả đội quân vi khuẩn có ích đối với cơ thể trong hệ tiêu hóa. Để khôi phục chúng, cần phải bổ sung cho cơ thể men tiêu hóa dạng Trilac, Lacidofil, Lakcid.

Cho dù một số có thể uống cùng thời gian với thuốc kháng sinh, song tốt nhất nên duy trì thời gian giãn cách 2 giờ giữa hai loại.

Sau thời gian bị bệnh điều trị bằng thuốc kháng sinh thường xuất hiện tiêu chảy và có thể suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể - nếu không hỗ trợ men tiêu hóa.

Khuê Minh
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.