Là một phim dành cho thiếu nhi, nhưng “The Jungle Book” (Cậu bé rừng xanh) hấp dẫn cả người lớn. Được sản xuất với công nghệ hiện đại nhất của điện ảnh đương đại - công nghệ “live-action/CGI”, “Cậu bé rừng xanh” xứng đáng là bộ phim có hình ảnh gây choáng ngợp nhất năm nay.
Tuy vậy, nếu đột nhập trường quay thực tế, người xem sẽ phải kinh ngạc khi thấy sự khác biệt hoàn toàn giữa thực tế và màn ảnh.
Sự khác biệt này cho thấy mức độ kỳ diệu mà công nghệ điện ảnh đã vươn tới. Ở đó, những điều từ không thành có, ảo mà như thật, sống động, ngoạn mục, hút mắt, hút hồn, khiến người xem được thưởng thức bữa tiệc thị giác trong từng khuôn hình.
“Live-action/CGI” là một hướng đi mới đóng vai trò chủ đạo trong vài năm trở lại đây ở hãng phim Disney - hãng phim nổi tiếng với dòng phim hoạt hình. “Live-action” là khi đưa diễn viên người thật vào trong một bộ phim chủ yếu được tạo nên từ những nhân vật “ảo”, tạo hình bằng kỹ xảo hình ảnh, mà chỉ khi đã ở vào giai đoạn hậu kỳ mới thực sự “hiện hình”.
Những nhân vật “ảo” này được tạo nên nhờ công nghệ “CGI”. Ở trên phim trường, diễn viên đảm nhận các vai “CGI” thường chỉ được hóa trang rất sơ sài, họ chủ yếu mặc bộ trang phục bó sát màu xanh với các “dây dợ” gắn lên người. Bộ trang phục bó sát màu xanh này sẽ giúp các chuyên viên xử lý kỹ xảo chèn hình ảnh nhân vật “ảo” lên diễn viên thật.
Các “dây dợ” sẽ ghi lại chuyển động cơ thể, chuyển động biểu cảm trên gương mặt để giúp nhân vật ảo khi được “chèn” lên thân người diễn viên, sẽ có những chuyển động, biểu cảm sinh động y như thật mà không công nghệ nào có thể sáng tạo chân thực được bằng diễn xuất của một diễn viên.
Bộ phim “Cậu bé rừng xanh” với kinh phí đầu tư 175 triệu đô la đã thu về hơn 955 triệu đô và trở thành một trong những phim có doanh thu lớn nhất năm 2016. Một trong những lý do khiến người xem đổ ra rạp để thưởng thức phim chính là bởi yếu tố hình ảnh ngoạn mục.
Toàn bộ phim được được quay trong một nhà kho bỏ hoang ở Los Angeles. Tất cả cảnh rừng núi choáng ngợp, tất cả những loài động vật tuyệt đẹp mà người xem được thấy trong phim, hoàn toàn được tạo nên từ công nghệ, kỹ xảo, sau khi hoạt động quay phim đã kết thúc.
Dù vậy, tất cả mọi thứ trông đều rất thuyết phục đến mức nhiều người cho rằng “Cậu bé rừng xanh” là phim có hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất năm nay.
Khi chưa có công nghệ “phù phép”, những cảnh phim trên trường quay thực sự khiến người ta sửng sốt, tựa như vịt xám xấu xí không hiểu về sau “thế nào” lại hóa thành… thiên nga trắng xinh đẹp:
“Cậu bé rừng xanh” được coi là một trong những phim có hình ảnh gây choáng ngợp nhất năm nay với những cảnh núi rừng hùng vĩ và những loài động vật sống động.
Trong phim, cậu bé Mowgli (Neel Sethi) thường lang thang trong rừng, gặp gỡ, tiếp xúc và trò chuyện với các loài động vật hoang dã, chẳng hạn như một con trăn khổng lồ (lồng tiếng bởi Scarlett Johansson).
Trong thực tế, toàn bộ phim được quay trong một nhà kho bỏ hoang ở Los Angeles, cậu bé diễn viên Neel Sethi thực tế chỉ đi… loanh quanh một vài bụi cây.
Đầu phim, Mowgli tìm đến hồ nước và có cuộc chạm trán đầu tiên với hổ Shere Khan (lồng tiếng Idris Elba).
Và đây là toàn cảnh cuộc… chạm trán thót tim.
Nhờ vào phông nền xanh này, sau đó, tất cả những cảnh vật kỳ thú sẽ được chèn vào, những hình bìa muông thú và một con thú bông màu xanh kia chỉ là để cậu bé Neel Sethi xác định được chính xác vị trí nhân vật để tập trung ánh nhìn, diễn xuất có tâm điểm.
Vách núi và cú nhảy ngoạn mục?
Hoàn toàn được tạo nên từ công nghệ CGI với nền phông xanh bao phủ trường quay.
Cuộc chạy của đàn trâu…
… chỉ là như thế này.
Vậy Mowgli và bác gấu Baloo thì sao?
Trong thực tế, trên trường quay, tất cả đều chỉ là thú nhồi bông.
Tất cả những muông thú khiến người xem thán phục trên màn ảnh đều được tạo nên từ công nghệ hình ảnh.
Tất cả các cư dân của khu rừng đều được tạo ra ở khâu hậu kỳ.
Diện mạo chi tiết của các nhân vật này dần dần hiện rõ qua bàn tay phù phép của các chuyên gia kỹ xảo.
Diện mạo Vua khỉ Louie (Christopher Walken lồng tiếng) sau khi đã trải qua hậu kỳ hoàn tất.
Toàn bộ khu rừng trong phim chỉ có thế này.
Diễn viên Bill Murray lồng tiếng cho bác gấu Baloo.
Quang cảnh bên trong phòng lồng tiếng.
Cậu bé Neel Sethi chủ yếu chỉ ở trên trường quay một mình với đoàn làm phim.
Ê-kíp quay phim có thể tạm thời nhìn thấy cảnh quay phác họa như thế này.
Sau đó, kỹ xảo sẽ khiến cảnh quay trở nên đẹp cầu kỳ nhưng vẫn rất chân thực như thế này.
Trong khi ê-kíp quay phim và đạo diễn có thể nhìn thấy cảnh quay với những phác họa về bối cảnh thì cậu bé Neel Sethi hoàn toàn phải diễn bằng trí tưởng tượng.
Trong khi Neel Sethi không có bạn diễn, thì cậu bé được dành rất nhiều thời gian để gặp gỡ, trò chuyện riêng với đạo diễn Jon Favreau, người giúp cậu hình dung bối cảnh và nhập tâm vào chuyện phim cũng như nhân vật. Favreau cũng là đạo diễn của phim “Iron Man” (Người Sắt - 2008) và “Chef” (Siêu đầu bếp - 2014).
Favreau giúp Sethi rất nhiều trong diễn xuất.
Bên cạnh đạo diễn Favreau là người bạn thân thiết, cậu bé Sethi còn có những người bạn khác trên trường quay.
Favreau bị rượt đuổi bởi một người đàn ông khoác lên mình bộ trang phục xanh, ở khâu hậu kỳ, người đàn ông này sẽ được “hóa thân” thành hổ Shere Khan.
Trong đoạn kết, Mowgli đã khiến khu rừng suýt bị hủy hoại bởi một trận hỏa hoạn.
Nhưng trên trường quay, tất cả “hiện trường đám cháy” là đây.
Chính công nghệ CGI đã làm nên những kỳ quan trên màn ảnh, những cảnh tượng ngoạn mục nghẹt thở, chỉ từ một trường quay giản dị được đặt trong một nhà kho.