Sri Lanka muốn thôi cho Trung Quốc thuê cảng chiến lược trong 99 năm

Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đang có chuyến thăm Ấn Độ. (Ảnh: EPA)
Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đang có chuyến thăm Ấn Độ. (Ảnh: EPA)
TPO - Chính phủ của mới của Sri Lanka muốn đảo ngược thỏa thuận cho Trung Quốc thuê cảng biển có tầm quan trọng chiến lược của nước này vì lý do lợi ích quốc gia. 

Năm 2017, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe thay đổi các điều khoản trong hợp đồng xây cảng Hambantota, nói rằng sẽ khó trả khoản nợ nước này vay của Trung Quốc để thực hiện dự án. Ông đồng ý cho một liên doanh do Tập đoàn cảng biển thương mại Trung Quốc đứng đầu thuê cảng này trong 99 năm, bắt đầu từ năm 2018. 

Như chính phủ mới của Sri Lanka, do Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đứng đầu, đang muốn đảo ngược lại điều đó. 

“Chúng tôi muốn họ trả lại nó cho chúng tôi”, ông Ajith Nivard Cabraal, một cựu thống đốc ngân hàng trung ương và là cố vấn kinh tế của Thủ tướng Mahinda Rajapaksa nói trong cuộc trả lời phỏng vấn Bloomberg vừa qua tại Colombo. “Điều lý tưởng nhất sẽ là trở lại nguyên trạng. Chúng tôi trả nợ đúng hạn theo cách chúng tôi đã đồng ý từ đầu mà không có sự xáo trộn nào”, ông Cabraal nói. 

Cảng Hambantota là tâm điểm của những tranh cãi xung quanh sáng kiến Vành đai Con đường mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng để xây dựng hệ thống giao thông kết  nối từ Kenya đến Myanmar, trong đó có những cáo buộc rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dục các nước nghèo vào bẫy nợ. 

Tại Sri Lanka, thỏa thuận cho thuê cảng Hambantota vấp phải sự phản đối từ đảng của ông Rajapaksa. 

“Đây là một thỏa thuận liên quan đến chủ quyền” và khó có khả năng nó sẽ bị bỏ hoặc thay đổi theo cách lớn như vậy, ông Smruti Pattanaik, một nhà nghiên cứu tại Viện phân tích và nghiên cứu quốc phòng ở New Delhi, nhận định. 

“Người Trung Quốc có thể xem lại một số điều khoản, nếu họ coi đó là điều rất quan trọng đối với chính quyền của ông Rajapaksa”, ông Pattanaik nói. 

Nỗ lực đảo ngược thỏa thuận này có thể giúp chính phủ mới của Sri Lanka, đứng đầu là Tổng thống Gotabaya và Thủ tướng Mahinda, thể hiện quyết tâm thay đổi hợp đồng bị coi là đe dọa đến an ninh quốc gia của Sri Lanka. Đây cũng là thông điệp trnah cử chủ chốt của ông Gotabaya, vị cựu bộ trưởng quốc phòng. 

“Hợp tác Trung Quốc – Sri Lanka, trong đó có thỏa thuận cảng Hambantota, được xây dựng dựa trên nền tảng bình đẳng và tham vấn”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một tuyên bố phát đi. “Trung Quốc mong chờ làm việc với Sri Lanka để đưa Hambantota thành trung tâm vận tải mới ở Ấn Độ dương và phát triển nền kinh tế địa phương”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói. 

Các dự án xây dựng hạ tầng của Trung Quốc ở Sri Lanka là một phần của sáng kiến Vành đai Con đường, khiến Ấn Độ lo ngại đối thủ địa chính trị của họ có thể sử dụng cảng nằm rất gần đường bờ biển phía nam của họ cho các mục đích quân sự hoặc chiến lược trong tương lai. Ông Gotabaya hôm nay đang ở Ấn Độ để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới. 

Trung Quốc bác bỏ lo ngại rằng họ đang có ý định mở rộng tầm hoạt động quân sự thông qua dự án đầu tư vào Hambatota, cảng nằm trên tuyến vận tải biển chính từ châu Á sang châu Âu, và luôn khẳng định dự án này mang lại lợi ích cho hai bên. 

“Sri Lanka sẽ phải tặng họ cái gì đó ngang bằng, chưa nói là hơn, đủ hấp dẫn về tài chính để Bắc Kinh đồng ý hủy thỏa thuận cho thuê cảng”, ông Brahma Chellaney, giáo sư ngành nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm nghiên cứu chính sách ở New Delhi, nói. “Khi gia đình Rajapaksa trở lại cầm quyền, Trung Quốc hy vọng mở rộng dấu chân của họ ở Sri Lanka”, GS Chellaney nói. 

Cũng trong khuôn khổ sáng kiến của Trung Quốc, một thỏa thuận xây cảng tương tự trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai Con đường ở Myanmar vừa bị giảm quy mô đáng kể, từ 7,5 tỷ USD xuống 1,3 tỷ USD. Đầu năm nay, Chính phủ Malayisa hủy dự án hợp tác với Trung Quốc để đường ống khí đốt tiêu tốn 3 tỷ USD và đàm phán lại dự án đường sắt để giảm chi phí xây dựng xuống 1/3, từ mức 11 tỷ USD.

Trong khi đó, Tập đoàn vận tải thương mại Trung Quốc, với doanh thu 93 tỷ USD – vượt qua cả GDP của Sri Lanka, đang sử dụng ảnh hưởng của họ từ Trung Quốc đến châu Âu để giúp khởi động cảng Hambantota, nơi trước khi hiếm khi thu hút tàu thuyền cập bến. 

Tháng trước, liên doanh cảng của tập đoàn này ở Hambantota nói rằng họ đã đạt được thỏa thuận với tập đoàn vận tải biển Nippon Yusen KK của Nhật Bản để đón các tàu của Nhật vào cảng này. 

Theo theo Bloomberg
MỚI - NÓNG
Nhận định Man City vs MU, 23h30 ngày 15/12: Cơ hội cho Quỷ đỏ
Nhận định Man City vs MU, 23h30 ngày 15/12: Cơ hội cho Quỷ đỏ
TPO - Nhận định bóng đá Man City vs MU, vòng 16 Ngoại hạng Anh 2024/25 lúc 23h30 ngày 15/12 - thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, phong độ, lịch sử đối đầu. Man City đang suy yếu, mang đến cơ hội tuyệt vời để MU tạo ra sự khác biệt sau những kết quả nghèo nàn ở các trận derby Manchester trước.
Pep đáp trả tin đồn thất thiệt trước trận derby Manchester
Pep đáp trả tin đồn thất thiệt trước trận derby Manchester
TPO - Pep Guardiola khẳng định ông "không đánh mất phòng thay đồ" tại Manchester City. Ông tuyên bố rằng ngay khi cảm nhận được các học trò không ủng hộ mình, vị HLV này sẽ rời đi ngay lập tức. Đây là thông điệp đanh thép của Pep nhằm phủ nhận những mâu thuẫn nội bộ tại Man City.