MiG-29SMT là một trong những máy bay chiến đấu mới nhất và hiện đại nhất mà Công ty Mikoyan chế tạo cho Bộ Quốc phòng Nga. Đây là một phiên bản nâng cấp của những chiếc MiG-29 thế hệ đầu với nhiều điểm cải tiến, bao gồm thùng nhiên liệu bổ sung trên lưng mở rộng hơn, giúp máy bay đạt tầm bay tối đa lên đến 2.100km (với nhiên liệu bên trong).
Buồng lái nâng cao thiết kế HOTAS, 2 màn hình màu LCD đa năng (6 và 8 inch) và 2 màn hình LCD đơn sắc khác nhỏ hơn. Radar Zhuk-ME được nâng cấp có đặc tính tương tự như trên MiG-29M. Động cơ RD-33 nâng cấp, có lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội đạt 8.300kgf (81,4kN) mỗi chiếc.
Trọng tải vũ khí tăng lên 4.500kg trên 6 giá treo dưới cánh và 1 giá treo ở bụng. Đặc biệt, ngoài các hệ thống vũ khí do Nga sản xuất, MiG-29SMT còn có thể sử dụng hệ thống điện tử hàng không và vũ khí của các nước khác.
Mig-29 SMT có trọng tải tối đa 21 tấn, tốc độ hoạt động tối đa 2.450 km/h, tầm bay xa thực tế ở tầm thấp 990 km, trần bay cao thực tế 18.000 m.
Loại máy bay này được trang bị pháo 30 mm GSH-301 với cơ số đạn 150 viên, tải trọng tác chiến 4.000 kg, giá treo ngoài tên lửa có điều khiển và không điều khiển lớp không đối không và không đối đất.
Siêu tiêm kích T-50 được Bộ quốc phòng Nga kỳ vọng sẽ là đối thủ đáng gờm của F-22Raptor và F-35 của Mỹ. Vì vậy, chương trình phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này được Bộ Quốc phòng Nga đặc biệt chú trọng.
Được khởi xướng từ năm 2002, T-50 được xem là thế hệ máy bay tiêm kích hoàn toàn mới đầu tiên của Nga kể từ khi Liên Xô tan rã (năm 1991). Nó được ứng dụng những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới.
Những thông tin chính thức về đặc tính kỹ-chiến thuật của dòng máy bay thế hệ thứ 5 T-50 của Nga đến nay vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin đáng tin cậy từ Bộ Quốc phòng Nga, Bộ Tư lệnh không quân và từ Tập đoàn Sukhoi cho biết, PAK FA T-50 là chiến đấu cơ phản lực thế hệ thứ 5 của Nga. Đây thực chất là tổ hợp bay tiên tiến của không quân tiền phương.
Đặc tính vượt trội của dòng máy bay này là khả năng tàng hình với đa số các phương tiện radar hiện đại hiện nay, có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cất hạ cánh gần như thẳng đứng, chỉ cần đường băng dài 300-400 mét, có thể hoạt động liên tục trong phạm vi 5.500 km ở tố độ siêu thanh, tiếp liệu trên không, trang bị hệ thống điện tử trên khoang hiện đại, công nghệ cao, với tên lửa không đối không (R-73, R-77), không đối đất (X-31, X-35, X-41), đối hạm, bom không quân dẫn đường chính xác cao, pháo 30 mm T-50 có thể tấn công đồng thời cả mục tiêu trên không lẫn dưới mặt đất.
Sukhoi trang bị cho T-50 loại radar N050 BLRS hoạt động trên băng tần X (8-12GHz), cho phép quét đồng thời 32 mục tiêu khác nhau, trong đó có thể hướng tên lửa để tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu nguy hiểm nhất trong số đó. Loại radar này có thể quét trong phạm vi 400km, trong khi đó radar AN/APG trang bị trên chiến đấu cơ siêu hiện đại F-22 của Mỹ chỉ có thể quét trong phạm vi 250 km. T-50 được trang bị hệ thống vũ khí, trang thiết bị trên khoang tối tân và hiện đại nhất thế giới.
Hai chiến đấu cơ hiện đại nhất của Nga lần đầu song hành trên bầu trời nước Nga.
T-50 bay ở tầng cao hơn.
Hai chiến đấu cơ T-50 và Mig-29SMT được cho là nền tảng của lực lượng không quân chiến đấu Nga trong những thập niên tới.
Hai chiến đấu cơ phô diễn kỹ năng không chiến.
Hai chiến đấu cơ nhìn trực diện từ mặt đất.
Mig-29SMT tiếp đất.
T-50.