Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình

Thiếu tá Lê Trọng Hiếu đang trả lời câu hỏi của độc giả. Ảnh: Thanh Hùng.
Thiếu tá Lê Trọng Hiếu đang trả lời câu hỏi của độc giả. Ảnh: Thanh Hùng.
TPO - Sinh năm 1983, thiếu tá Lê Trọng Hiếu đã triển khai hiệu quả công tác phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã hội trên địa bàn, góp phần củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Anh là một trong 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018.

Trong năm 2018, anh đã trực tiếp tham gia đấu tranh, triệt phá 5 ổ nhóm hoạt động tín dụng đen, 6 ổ nhóm trộm cắp và tiêu thụ tài sản; 3 ổ nhóm đổ chất bẩn, chất thải trên địa bàn quận… Thiếu tá Lê Trọng Hiếu được đề cử vào Giải thưởng Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam 2018 trên lĩnh vực An ninh trật tự.

Cơ duyên nào đưa anh đến với đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, một nghề được cho là phức tạp, vất vả và nguy hiểm?

Lê Trọng Hiếu: Trước đây bố tôi cũng là một cán bộ công an nên từ nhỏ tôi đã được lớn lên trong những câu chuyện của bố cùng đồng đội. Kể từ đó, tôi luôn ao ước khi lớn lên sẽ được đứng trong hàng ngũ của lực lượng công an nhân dân. Đó là lý do thôi thúc tôi đăng ký thi vào khối trường này. Trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường, tôi càng được tiếp xúc với nhiều hơn câu chuyện của các bậc cha anh đi trước, về những chuyên án lớn, về những vất vả của trinh sát hình sự,... Tình yêu trong tôi với lính hình sự ngày càng cháy bỏng. Năm 2005, sau khi tốt nghiệp, tôi được phân công về Công an quận Đống Đa và công tác tại đội cảnh sát hình sự từ đó cho đến nay.

Điều gì khiến anh tự hào nhất khi nói với mọi người về cảnh sát điều tra tội phạm?

Lê Trọng Hiếu: Tôi tự hào là một người lính công an làm công tác điều tra tội phạm; tôi luôn tự hào được đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào bình yên chung của cuộc sống.

Có biệt danh nào anh được các đồng nghiệp trong đơn vị đặt cho không?

Lê Trọng Hiếu: Từ khi về nhận công tác tại đội Cảnh sát hình sự, tôi được phân công công tác tại Tổ án Mờ (Tổ án chưa rõ thủ phạm). Vì vậy anh em trong đơn vị thường hay gọi tôi là Hiếu "Mờ" (cười).

Anh đặt mục tiêu thế nào cho công việc của mình trong thời gian tới?

Lê Trọng Hiếu: Trong thời gian tới, tình hình tội phạm trên địa bàn sẽ có những diễn biến mới phức tạp, tiềm ẩn với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn. Tôi sẽ cùng anh em trong đơn vị tiếp tục tích cực phòng ngừa, đấu tranh trấn áp mạnh với các loại tội phạm hình sự cũng như các loại tội phạm khác đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Chào anh Hiếu! Làm nghề của anh chắc phải đổi mặt với nhiều nguy hiểm, có khi nào em gặp sự đe dọa, đòi trả thù của tội phạm chưa? Có khi nào gia đình anh bị đe dọa, ảnh hưởng về nghề nghiệp của anh không?

Lê Trọng Hiếu: Công việc của cảnh sát hình sự có lẽ chính bản thân tôi và gia đình, đặc biệt là người vợ sẽ là những người hiểu rõ nhất về sự vất vả mà lính hình sự đã trải qua. Làm nghề này thường phải đối mặt với những tội phạm nguy hiểm. Có những đối tượng côn đồ liều lĩnh, manh động sẵn sàng chống trả khi bị lực lượng vây bắt.

Có những chuyên án kéo dài trong thời gian nhiều ngày khiến tôi không về được với gia đình. Đặc biệt khó khăn nhất với tôi là khi vợ tôi sinh cháu đầu lòng. Tôi vẫn nhớ khi kể với vợ về sự vất vả của công việc, tôi thấy vợ tôi thoáng buồn nhưng rồi cô ấy vẫn nói: "Cuộc sống mà anh. Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình. Anh cứ yên tâm công tác. Mẹ con em luôn là hậu phương vững chắc cho anh!".

Đúng là làm lính hình sự luôn phải đối đầu với những hiểm nguy thường trực, nhất là các băng đảng tội phạm xã hội đen hoạt động có tổ chức. Thường loại tội phạm này hoạt động tinh vi, xảo quyệt, có nhiều chân rết nên khi bị bắt, chúng thường tìm cách mua chuộc, nếu không được có thể sẽ đe dọa nhằm làm lực lượng công an chùn bước khi xử lý.

Tôi cũng vài lần bị các đối tượng đe dọa đòi trả thù nhưng thực tế anh em trong đội chúng tôi là một khối đoàn kết thống nhất nên những đe dọa này đều bị vô hiệu hóa hoàn toàn.

14 năm công tác tại Công an quận Đống Đa, hẳn anh đã từng gặp phải một vài vụ án hi hữu. Anh có thể chia sẻ vụ án hi hữu đó không?

Lê Trọng Hiếu: Trong nhiều năm công tác, tôi may mắn được tham gia nhiều vụ án lớn nhỏ. Nhưng có một vụ án xảy ra gần đây khá hy hữu khi thủ phạm mang cả… xe thồ đi “dọn” sạch cả một cửa hàng máy tính. Thỉnh thoảng anh em trinh sát có ngồi nói chuyện lại với nhau về vụ án này và vẫn thấy buồn cười.

Vụ trộm cắp xảy ra vào rạng sáng 29-10 tại Công ty máy tính L.A, có địa chỉ tại phố Vũ Thạnh, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa.

Nhận tin báo của chị Nguyễn Thị Minh (48 tuổi, trú tại quận Đống Đa), Công an phường Ô Chợ Dừa phối hợp với các đội nghiệp vụ Công an quận Đống Đa đã tiến hành công tác khám nghiệm hiện trường, thu thập lời khai ban đầu của người bị hại. Kết quả khám nghiệm ban đầu xác định tài sản bị mất là 51 chiếc máy tính xách tay, tổng trị giá  hơn 260 triệu đồng. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan điều tra xác định đối tượng gây án là Nguyễn Văn Định.

Đang ung dung “thưởng” cho mình những ly bia tươi trong một nhà hàng sau khi bán xong mấy chục chiếc máy tính vừa trộm được, Định bất ngờ bị một bàn tay vỗ mạnh lên vai, giật mình quay lại nét mặt hắn biến sắc. Tại cơ quan Công an Định khai, lợi dụng việc gia đình chị Minh thường xuyên khóa cửa công ty rồi về nhà không có người ngủ lại.

Rạng sáng 29/10, Định đi xe đạp thồ đến cửa hàng dùng xà cầy phá khóa rinh 51 máy tính cho vào bao tải chở về phòng trọ ở phường Quan Hoa cất giấu. Sáng hôm sau, Định gọi điện cho Thơm bán số máy tính vừa trộm được với giá 68 triệu đồng. Định để lại 2 chiếc để sử dụng. Thơm sau đó đã bán 16  máy tính cho Trần Văn Tâm với giá 20 triệu đồng…

Công an quận Đống Đa đã bắt giữ cả 3 đối tượng, thu hồi 51 máy tính xách tay trao trả cho người bị hại.

Có khi nào việc điều tra của anh và các đồng đội rơi vào ngõ cụt? Những lúc như vậy các anh thường làm gì?

Lê Trọng Hiếu: Đương nhiên là thỉnh thoảng cũng có. Những lúc như thế chúng tôi thường nghe nhạc và nhâm nhi một ly cafe. Sau đó tất cả lại tập trung vào công việc cho... hết cụt (cười).

Điều gì khiến anh tự hào nhất khi nói với mọi người về cảnh sát điều tra tội phạm?

Lê Trọng Hiếu: Tôi tự hào là một người lính công an làm công tác điều tra tội phạm; tôi luôn tự hào được đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào bình yên chung của cuộc sống.

Có biệt danh nào anh được các đồng nghiệp trong đơn vị đặt cho không?

Lê Trọng Hiếu: Từ khi về nhận công tác tại đội Cảnh sát hình sự, tôi được phân công công tác tại Tổ án Mờ (Tổ án chưa rõ thủ phạm). Vì vậy anh em trong đơn vị thường hay gọi tôi là Hiếu "Mờ" (cười).

Anh đặt mục tiêu thế nào cho công việc của mình trong thời gian tới?

Lê Trọng Hiếu: Trong thời gian tới, tình hình tội phạm trên địa bàn sẽ có những diễn biến mới phức tạp, tiềm ẩn với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn. Tôi sẽ cùng anh em trong đơn vị tiếp tục tích cực phòng ngừa, đấu tranh trấn áp mạnh với các loại tội phạm hình sự cũng như các loại tội phạm khác đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Anh có nhớ cảm xúc lần đầu tiên được tham gia vào một chuyên án quan trọng?

Lê Trọng Hiếu: Lần đầu tiên được tham gia chuyên án quan trọng, cảm giác vui sướng, háo hức pha lẫn với một chút lo lắng, hồi hộp khó tả lắm (cười).

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.