Chủ trì họp báo Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Ngọc Lương; nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền Phong, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam; nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong, Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam
Tại chương trình, các phóng viên đã đặt nhiều câu hỏi tới ban tổ chức.
PV Phan Linh (báo Nhân Dân): Trong những lần bình chọn năm trước, có một số đề cử đến từ các đơn vị từ nước ngoài. Năm nay có đề cử nào là người Việt ở nước ngoài?
Nhà báo Lê Xuân Sơn: Năm nay có hai bạn đang ở nước ngoài, được giới thiệu đề cử đó là bạn Văn Đinh Hồng Vũ - đang khởi nghiệp tại Mỹ lĩnh vực kinh doanh; Nguyễn Đức Thành - có những thành tựu nghiên cứu vật liệu Polime, đang ở Mỹ. Hàng năm cũng có rất nhiều đơn vị đề cử các ứng viên nước ngoài hoặc các đơn vị nước ngoài đề cử những ứng viên người Việt Nam.
Các phóng viên đặt câu hỏi trong họp báo. Ảnh: Duy Phạm
PV Mai Châm (báo Dân trí): Được biết giải thưởng tôn vinh các gương mặt trẻ trên 10 lĩnh vực, vậy có bắt buộc phải có đủ ứng viên trong 10 lĩnh vực không, hay có thể thay đổi số lượng ứng viên và số lĩnh vực.
Nhà báo Lê Xuân Sơn: Năm nay giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2018 tôn vinh các bạn trẻ trên 10 lĩnh vực. Nhân sự cụ thể lĩnh vực nào thì đáp ứng ở tiêu chí lĩnh vực đó. Tuỳ sự phấn đấu của gương và đạt tiêu chuẩn để bình chọn.
Năm nay cơ cấu giải thưởng có 10 lĩnh vực, trong lĩnh vực Quản lý hành chính có nhiều bạn có thành tích tốt, nhưng thực sự nổi trội đạt đến tiêu chí của giải thưởng nên không có ứng viên được lọt vào bình chọn. Cũng có sự thay đổi nhân sự trong các lĩnh vực đề cử. Ví dụ như Bạn Nguyễn Hải Long được đề cử vào lĩnh vực kinh doanh khởi nghiệp với sáng tạo trong xây dựng cơ sở dữ liệu cho thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng cân nhắc điều chỉnh sang lĩnh vực lao động sản xuất để phù hợp hơn với các tiêu chí của giải thưởng.
Trần Ngọc Bích, Vũ Hương Giang, Nguyễn Phương Anh người đẹp cuộc thi Hoa hậu VN 2018 tham dự họp báo
PV Đài Truyền hình Hà Nội: Năm nay các gương mặt có gì khác biệt so với mọi năm? Có giải pháp gì lan toả, phát huy được thành tích của các gương?
Nhà báo Lê Xuân Sơn: Giải thưởng có tiêu chí ổn định qua nhiều năm. Mới của năm nay là giai đoạn nào tuổi trẻ tập trung vào đâu thì mới vào đó. Năm nay tập trung giới thiệu, chú ý những tấm gương khởi nghiệp sáng tạo. Năm nay giải thương có ba đề cử liên quan đến kinh doanh - khởi nghiệp.
Giải thưởng được tổ chức nhằm tìm ra và tôn vinh những gương trẻ Việt Nam tiêu biểu nhất, tôn vinh nỗ lực, ý chí và thành tựu của họ. Mục tiêu thứ hai là làm sao những tấm gương được tôn vinh trở thành cảm hứng, khát vọng cho tuổi trẻ cả nước; lan toả những nỗ lực, thành tựu của họ đến với đông đảo công chúng, đến với tuổi trẻ để trở thành tấm gương noi theo.
Ban tổ chức những năm vừa qua nỗ lực vận động các đơn vị gửi đề cử những tấm gương về giải thưởng; vận động các cơ quan truyền thông để giới thiệu đề cử; các giải thưởng của các Đoàn, Hội giới thiệu những gương mặt xuất sắc nhất. Việc lan toả, phát huy được thành tích của các gương thì cần nhờ đến những bạn đang ngồi đây, cơ quan của các bạn sẽ quyết định điều này. Mong rằng các bạn sẽ truyền đi khát vọng cảm hứng cống hiến và sự vượt qua trong cuộc sống, công việc của những tấm gương này đến với cộng đồng.
Sau cuộc họp báo, cuộc bình chọn trực tuyến diễn ra như thế nào? Kết quả bình chọn có ý nghĩa như thế nào?
Nhà báo Phùng Công Sưởng: Năm nay sau khi công bố 20 đề cử, thường trực sẽ tiến hành bình chọn trên 12 tờ báo. Website Trung ương Đoàn; Cổng thông tin Thánh Gióng; Báo điện tử Chính phủ; Báo Tiền Phong; Báo Tuổi trẻ; Báo Thanh niên; Báo điện tử VnExpress; Báo VietNamnet; Báo Dân trí; Báo ZingNews; Báo Tuổi trẻ Thủ đô; Báo Sinh viên Việt Nam – Hoa học trò; Website VTV6 Đài Truyền hình Việt Nam; Báo Thiếu niên Tiền Phong; Báo Nhi đồng…
Sau bình chọn sẽ tổng hợp kết quả về Hội đồng. Đây là kênh tham khảo để Hội đồng bình xét ra 10 gương mặt tiêu biểu và 10 gương triển vọng. Năm ngoái, thời điểm tổ chức bình chọn ngắn (gần hai tuần) đã có khoảng 1 triệu phiếu bình chọn. Năm nay thời gian dài kéo dài hơn năm ngoái hai tuần. Sau họp báo phiếu bình chọn sẽ xuất hiện trên 12 tờ báo. Đây là căn cứ để hội đồng chấm trong lần họp thứ hai.
Nhà báo Lê Xuân Sơn: Hội đồng Bình chọn sẽ quyết định ai là gương tiêu biểu, ai là gương triển vọng. Bình chọn trên mạng không phải là sự quyết định, nhưng là kênh tham khảo; là công cụ tuyên truyền thành tích các tấm gương trên báo chí; đây là kênh bổ sung thông tin, thẩm định thêm các đề cử.
Nhà báo Phùng Công Sưởng trả lời tại họp báo
Nguyễn Huyên (Báo Lao Động): Cơ cấu hội đồng xét chọn giải thưởng như thế nào? Năm ngoái đề cập đến giải thưởng tập thể và dành 500 triệu cho U23 Việt Nam. Tại sao Giải thưởng không có giải tập thể? Truyền thông như thế nào về các gương đã nhận được nhiều giải thưởng, truyền thông như thế nào để đặc biệt tạo điểm nhấn?
Nhà báo Lê Xuân Sơn: Hội đồng bình chọn năm nay gần 40 người đều là những người có uy tín trong xã hội, như Phó Thủ tướng Vũ Khoan; các nhà quản lý, chuyên gia các lĩnh vực; đại diện các bộ ngành; toàn bộ ban bí thư T.Ư Đoàn, thường vụ các ban, giám đốc các đơn vị của T.Ư Đoàn có nhiệm vụ theo dõi, tôn vinh các gương mặt trẻ tuổi... Trong Hội đồng có đại diện cơ quan truyền thông như báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Vnexpress, Vietnamnet....
Về việc vì sao không trao giải tập thể là do quy chế giải thưởng chỉ trao cho cá nhân. Quy chế đã quy định nên không thể vượt qua.
Để có thể tạo điểm nhấn trong truyền thông ban tổ chức cũng sẽ phải nỗ lực rất nhiều bởi các bạn này đều là những người có nhiều thành tích. Tuy nhiên giải thưởng chỉ tập trung vào các thành tích trong năm 2018. Những thành tích trong năm 2018 nhiều bạn chưa được đầy đủ. Việc các bạn có đến với công chúng không thì phải nhờ đến các đơn vị truyền thông có mặt ngày hôm nay.
Nhà báo Lê Xuân Sơn trả lời câu hỏi trong họp báo.
Để triển khai giải pháp đưa các gương đến với công chúng, ngoài cập nhật 20 gương lên báo điện tử, giao lưu trực tuyến như Tiền Phong, Thanh niên, Vietnamnet... Đồng thời đưa lên mạng tất cả gương đề cử 137 người để công chúng làm quen với những gương mặt xuất sắc này; động viên các gương được đề cử nỗ lực phấn đấu tiếp để cố gắng vào những năm tiếp theo.
Ngoài việc cập nhập 20 tấm gương lên mạng trên 12 tờ báo lớn ngoài ra còn tổ chức hợp tác với 1 số tờ báo tổ chức giao lưu trực tuyến với 20 gương mặt được đề cử. Ngoài ra cũng đưa lên mạng 137 người được đề cử để công chúng có thể làm quen với 137 gương mặt và bản thân các gương mặt được giới thiệu với công chúng như một nguồn động viên, nỗ lực phấn đấu tiếp để cố gắng vào những năm tiếp theo.
PV báo Tuổi trẻ Thủ đô: Trong thời gian qua, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ đã có hoạt động nổi bật để tiếp sức các tài năng trẻ?
Nhà báo Lê Xuân Sơn: Những năm gần đây, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam đã có nhiều hoạt động phát huy vị trí, vai trò. Báo Tiền Phong cùng T.Ư Đoàn thường xuyên mời các gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu tham gia hoạt động, các hoạt động thiện nguyện hướng về cộng đồng... Thời gian sắp tới, hy vọng sẽ phát huy nhiều hơn nữa. Thành lập câu lạc gương mặt trẻ việt nam tiêu biểu, triển vọng; xây dựng trang web cập nhật thông tin của các gương mặt đã được tuyên dương....
Báo Tuổi trẻ: Năm nay lĩnh vực khởi nghiệp được đặc biệt quan tâm. Vậy tiêu chí bình chọn trong lĩnh vực này như thế nào?
Nhà báo Lê Xuân Sơn: Lĩnh vực khởi nghiệp dựa được bình chọn đề cử vào nguồn giới thiệu từ các đơn vị báo chí với các tiêu chí như: doanh nghiệp khởi nghiệp có thực sự của các bạn có ý tưởng, trực tiếp bắt tay; doanh nghiệp lập ra hoạt động như thế nào, thành tựu - kết quả cụ thể như quy mô doanh nghiệp, doanh thu, lợi nhuận và giải quyết việc làm... Khởi nghiệp quan trọng nhất là ý tưởng sáng tạo như thế nào, ý chí quyết tâm và các giải pháp có gì đặc biệt, rồi mới đến kết quả. Nếu dựa nhiều vào kết quả thì rất khó để đánh giá.