Sốc với chi phí hoạt động của máy bay quân sự Mỹ

Theo trang mạng Inside the Air Force, Không quân Mỹ đã công bố chi phí bay, sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp của gần 5.000 máy bay quân sự trong năm 2014.

Sốc với chi phí hoạt động của máy bay quân sự Mỹ ảnh 1 Tiêm kích tàng hình F-35 đang thử nghiệm đáp xuống tàu sân bay - Ảnh: Hải quân Mỹ

Inside Defense đưa ra các bảng biểu liệt kê chi phí hoạt động của các loại máy bay quân sự, chi phí 1 giờ bay, chi phí sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng và nâng cấp v.v.

Theo kết quả này, tuy oanh tạc cơ tàng hình B-2 là đắt tiền nhất (hơn 2 tỉ USD/chiếc) nhưng chi phí 1 giờ bay của nó lại xếp thứ nhì, sau chi phí 1 giờ bay của 1 máy bay chỉ huy điều hành tác chiến E-4. E-4 là máy bay chỉ huy, cải tiến từ máy bay Boeing 747, bên trong chất đầy máy tính, thiết bị liên lạc, và đó là phòng chỉ huy tác chiến bay phục vụ cho một cuộc chiến tranh hạt nhân. Không lực Mỹ có 4 chiếc loại này.

Sốc với chi phí hoạt động của máy bay quân sự Mỹ ảnh 2 Máy bay chỉ huy tác chiến trên không dùng cho các cuộc chiến hạt nhân E-4 đứng đầu về chi phí cho mỗi giờ bay năm 2014. Tính cả năm thì mỗi chiếc E-4 ngốn hết 62,9 triệu USD, bằng ngân sách quốc phòng của nước Malawi ở châu Phi - Ảnh: Không lực Mỹ

Năm 2014, các chiếc E-4 bay tổng cộng 1.577 giờ, chi phí mỗi giờ bay tốn 154.717 USD/chiếc gồm xăng dầu, phụ tùng và bảo trì bảo dưỡng.

Tính thêm chi phí nghiên cứu phát triển và nâng cấp thì mỗi chiếc E-4 ngốn khoảng 62.878.208 USD chi phí hoạt động năm 2014. Để dễ hình dung, chi phí này của 1 chiếc E-4 bằng ngân sách quốc phòng cả năm của nước Malawi ở châu Phi.

Sốc với chi phí hoạt động của máy bay quân sự Mỹ ảnh 3 Oanh tạc cơ tàng hình B-2 (phải) cùng máy bay ném bom B-52. Chi phí một chiếc B-2 bay 1 giờ đứng thứ 2 sau máy bay E-4 về mức độ đắt đỏ - Ảnh: Không lực Mỹ

Oanh tạc cơ tàng hình B-2 (Mỹ có 20 chiếc) năm 2014 bay tổng cộng 5.984 giờ, mỗi chiếc có chi phí 1 giờ bay 128.467 USD và tổng chi phí cả năm (tính luôn bảo trì nâng cấp) là 38.946.292 USD/chiếc.

Về loại huấn luyện bay thì vô địch hẳn là chiếc tàu lượn dòng TG với 35 chiếc, bay tổng cộng 5.234 giờ. Mỗi chiếc tàu lượn tốn 3.987 USD/giờ bay, cả năm tốn chỉ 597.756 USD, gấp 11 lần thu nhập trung bình của 1 gia đình trung lưu người Mỹ.

Sốc với chi phí hoạt động của máy bay quân sự Mỹ ảnh 4 Tàu lượn dòng TG loại 2 chỗ ngồi, dùng huấn luyện bay của Không lực Mỹ - Ảnh: Không lực Mỹ

Máy bay hoạt động nhiều nhất năm 2014 là loại không người lái (UAV)gồm 152 chiếc Predator và 151 chiếc Reaper. Trung bình mỗi chiếc Predator bay 1.274 giờ và Reaper là 1.233 giờ. UAV có chi phí 1 giờ bay rẻ đến mức kinh ngạc: 3.998 USD cho Predator và 3.219 USD cho Reaper. Tổng chi phí cả năm với một chiếc Predator là 5.137.841 USD và Reaper là 4.056.567 USD.

Sốc với chi phí hoạt động của máy bay quân sự Mỹ ảnh 5 Một chiếc UAV vũ trang Reaper trên bầu trời Afghanistan. Năm 2014, loại máy bay không người lái này của Không lực Mỹ có chi phí mỗi giờ bay rẻ nhất: 3.219 USD và cả năm là 4.056.567 USD - Ảnh: Không lực Mỹ

So với UAV thì máy bay chiến đấu của Không lực Mỹ thuộc dạng “lười biếng”, chẳng hạn mỗi chiếc trong đội 971 chiếc F-16 chỉ bay 200 giờ trong năm 2014, mỗi giờ tốn 21.415 USD và cả năm tốn 4.307.876 USD.

Sốc với chi phí hoạt động của máy bay quân sự Mỹ ảnh 6 Máy bay chiến đấu F-16 của Không lực Mỹ năm 2014 bay 1 giờ tốn 21.415 USD và cả năm tốn 4.307.876 USD - Ảnh: Không lực Mỹ

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5, chiếc F-22 Raptor (187 chiếc) bay còn ít hơn với 161 giờ, mỗi giờ tốm đến 53.084 USD và cả năm tốn 9.333.045 USD.

Sốc với chi phí hoạt động của máy bay quân sự Mỹ ảnh 7 F-22 Raptor của Không lực Mỹ

Còn loại tiêm kích tàng hình đang được mong chờ F-35 của Không lực Mỹ (hiện có 37 chiếc) năm qua bay trung bình 102 giờ/chiếc, tốn đến 67.549 USD mỗi giờ bay (hơn cả F-22) và cả năm ngốn mất 6.947.432 USD.

Sốc với chi phí hoạt động của máy bay quân sự Mỹ ảnh 8 Tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II cũng thuộc dạng đắt đỏ về chi phí bay - Ảnh: Không lực Mỹ

Chỉ có máy bay vận tải C-17 là làm việc cật lực năm 2014 ngang với UAV. Không lực Mỹ có 222 chiếc máy bay vận tải 4 động cơ này, mỗi chiếc bay trung bình đến 823 giờ, tốn 25.343 USD/giờ bay và cả năm tốn 21.018.494 USD.

Sốc với chi phí hoạt động của máy bay quân sự Mỹ ảnh 9 Máy bay vận tải C-17 làm việc cật lực năm 2014, mỗi chiếc bay trung bình đến 823 giờ - Ảnh: Không lực Mỹ

Tuy vậy loại chiến đấu cơ có người lái thuộc loại đã cho về hưu một phần là A-10 Thunderbolt (298 chiếc) lại tiết kiệm nhất khi cả năm bay 280 giờ, tốn chỉ 19.041 USD/giờ bay và cả năm tốn 5.337.984 USD/chiếc, ngang với chi phí của một chiếc UAV Predator. Chính vì vậy mà Quốc hội Mỹ chưa muốn cho A-10 về hưu theo đề nghị của Không lực Mỹ, thậm chí còn phái chúng sang đánh phiến quân IS ở Syria và Iraq.

Sốc với chi phí hoạt động của máy bay quân sự Mỹ ảnh 10

Máy bay tấn công mặt đất A-10 Thunderbolt của Không lực Mỹ năm 2014 có chi phí giờ bay rẻ nhất trong loại hình máy bay tấn công có người lái - Ảnh: Không lực Mỹ

Theo Theo thanhnien
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.