Sinh viên 17 trường đại học được hỗ trợ về kiến thức công nghệ

Chuyên gia Tetra Pak trao đổi công nghệ UHT với giảng viên Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
Chuyên gia Tetra Pak trao đổi công nghệ UHT với giảng viên Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
TP - Trong tháng 11 và 12/2015, tập đoàn Tetra Pak Việt Nam đã nỗ lực chia sẻ kiến thức về công nghệ cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm (CNTP) tại 17 trường đại học trên cả nước.

Công nghệ ở đây có cái tên khá lạ, nhưng theo các chuyên gia – đây là công nghệ rất hiện đại mang tên “tiệt trùng UHT”. Chuyên gia công nghệ hàng đầu của tập đoàn này đã đến 17 trường đại học trên cả nước phổ biến trực tiếp giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công nghệ. Trong dự án này, cuốn sách “Cẩm nang Chất lượng về Xử lý nhiệt và Đóng gói vô trùng, Sản phẩm có hạn dùng dài” dày 230 trang cũng được phép phổ biến tới sinh viên.

Được biết, hiện nay, những sản phẩm sữa, sữa đậu nành, nước ép trái cây được sản xuất bằng công nghệ tiệt trùng UHT và đóng gói vô trùng được người tiêu dùng Việt sử dụng ngày càng nhiều. Theo Bộ Công Thương, dự kiến năm 2015 cả nước sản xuất 1,9 tỷ lít quy ra sữa tươi, sản lượng này sẽ tăng lên 2,6 tỷ lít vào năm 2020 và đạt 3,4 tỷ lít/trong năm 2025. Đồng thời, tiêu thụ sữa đạt trung bình 21 lít/người năm 2015, 27 lít/người năm 2020 và 34 lít/người năm 2025. Ngành sữa phát triển mạnh mở ra cơ hội việc làm cho nhiều sinh viên ngành CNTP có hiểu biết về công nghệ UHT.

Phó giáo sư Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Bách khoa Hà Nội Quản Lê Hà cho biết: “Hiện nay sinh viên mới chỉ được tiếp cận một khía cạnh nhỏ về công nghệ UHT. Vì vậy chúng tôi rất hoan nghênh chương trình phổ biến công nghệ này. Riêng cuốn sách là tài liệu bằng tiếng Việt đầu tiên viết đầy đủ, chi tiết về công nghệ UHT rất bổ ích cho cả giảng viên lẫn sinh viên trong quá trình dạy và học”.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.