Sinh tử chiến thuế quan Mỹ - Trung

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trung Quốc coi mức thuế cao ngất ngưởng mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt (lên tới 104% với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc) là một cuộc tấn công trực diện vào nền kinh tế. Bắc Kinh đang đáp trả mạnh mẽ trong cuộc chiến thuế quan với Washington vì nhiều lý do kinh tế, chính trị và chiến lược đan xen.

Cuộc chiến thương mại này không đơn thuần là vấn đề kinh tế, mà đã trở thành cuộc đối đầu về địa - chính trị và bản sắc quốc gia. Cả hai “võ sĩ” Trung Quốc và Mỹ đều đang thử xem ai chịu được đòn mạnh hơn, trụ được lâu hơn trên sàn đấu, bất chấp khả năng họ đều có thể mất nhiều hơn được nếu tiếp tục thi triển “quyền cước” thuế quan.

Tự vệ về kinh tế

Trung Quốc coi mức thuế cao kỷ lục (104%, áp đặt từ ngày 9/4, theo giờ Mỹ) là một cú đấm thẳng vào nền kinh tế nước này, đặc biệt là các ngành xuất khẩu trọng điểm như điện tử, may mặc, đồ nội thất và đồ chơi - vốn phụ thuộc lớn vào thị trường Mỹ và có biên lợi nhuận thấp.

Để chống đỡ, Trung Quốc đã triển khai các biện pháp như áp thuế đáp trả, kiểm soát xuất khẩu (đặc biệt là các khoáng sản quan trọng), phá giá đồng Nhân dân tệ và can thiệp vào thị trường chứng khoán để ổn định nền kinh tế trong nước.

Trong khi đó, dư luận trong nước dồn sự phẫn nộ vào Mỹ, đặc biệt là Tổng thống Donald Trump. Điều này tạo ra một hiệu ứng đoàn kết dân tộc có lợi cho Trung Quốc, cho giới lãnh đạo.

Trung Quốc tuyên bố sẽ “chiến đấu đến cùng”, cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không có ý định nhượng bộ trước áp lực từ Mỹ. Đây là cách để bảo vệ thể diện quốc gia và sức mạnh đàm phán, đồng thời phát tín hiệu với các quốc gia khác rằng Trung Quốc sẽ không cúi đầu.

Lập trường cứng rắn này cũng giúp Trung Quốc tự định vị mình là lực lượng đối trọng với chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, từ đó tăng cường quan hệ với các quốc gia cũng đang bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế của Washington.

Sinh tử chiến thuế quan Mỹ - Trung ảnh 1

Xuất khẩu Mỹ sang Trung Quốc từ năm 2015 tới 2024. Biểu đồ: iStock.

Mục tiêu thực sự của Mỹ

Hành động của Mỹ, đặc biệt từ nhà kinh tế học Peter Navarro, cố vấn thương mại và sản xuất của Tổng thống Trump, cho thấy một mục tiêu lớn của Nhà Trắng có thể không phải là đàm phán về thuế quan mà là tách rời kinh tế hoặc kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Việc Washington áp mức thuế cao chót vót và phủ nhận việc đàm phán khiến Bắc Kinh không thấy có lợi ích gì khi nhượng bộ, mà có xu hướng chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài.

Thương chiến đi về đâu?

Trong ngắn hạn (2025 - 2026), nhiều khả năng nền kinh tế của cả Trung Quốc và Mỹ đều sẽ chịu tổn thất nặng, đặc biệt là ở các ngành phụ thuộc nhiều vào thương mại song phương.

Chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã bị xáo trộn sau đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục phân mảnh hoặc tái cấu trúc theo khu vực.

Người tiêu dùng Mỹ sẽ phải đối mặt với giá hàng hóa tăng cao, nhất là hàng điện tử, quần áo… Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại ở các ngành xuất khẩu, nhưng có thể tự chống đỡ bằng hỗ trợ từ nhà nước, tìm đối tác mới và kích thích thị trường nội địa.

Về trung hạn, Trung Quốc có thể chịu đựng đau thương lâu hơn, nhưng cũng có khả năng xoay trục thành công hơn bằng cách tăng cường quan hệ thương mại với các quốc gia châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

Trong khi đó, Mỹ có thể đối mặt với áp lực trong nước, khi đông đảo doanh nghiệp, nông dân và người tiêu dùng phản đối nếu lạm phát, thất nghiệp gia tăng.

Sinh tử chiến thuế quan Mỹ - Trung ảnh 2

“Võ sĩ” Trung Quốc và “võ sĩ” Mỹ trên sàn đấu. Minh họa: Thái An.

Về dài hạn, nếu chiến lược của Tổng thống Trump tiếp tục được thực hiện và việc “tách rời kinh tế” diễn ra, thế giới có thể bước vào thời kỳ phân cực thương mại, với Trung Quốc và Mỹ dẫn đầu hai khối kinh tế riêng biệt.

Trung Quốc sẽ vẫn giữ vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu, nhưng giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ, trong khi Mỹ có thể mất ảnh hưởng ở châu Á nếu các đồng minh như Hàn Quốc, Nhật Bản… ngả dần về phía Trung Quốc.

Nhiều khả năng, hai “võ sĩ hạng nặng” Bắc Kinh và Washington chỉ chịu ngừng so găng, ngồi vào bàn đám phán sau khi cả hai đã mệt lử, nếm trải đau đớn cùng cực. Khi đó, chiến lược mới lại bắt đầu.

MỚI - NÓNG
Thông xe kỹ thuật 5 đoạn đường dọc kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên
Thông xe kỹ thuật 5 đoạn đường dọc kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên
TPO - Một số đoạn đường dọc kênh thuộc các gói thầu XL-07, XL-08, XL-09 và XL-10 của dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên sẽ được thông xe vào ngày 25/4 tới, nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
TPHCM rà soát cán bộ, xây phương án nhân sự cấp xã phường
TPHCM rà soát cán bộ, xây phương án nhân sự cấp xã phường
TPO - Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Sở Nội vụ TPHCM rà soát nguồn cán bộ của thành phố để tham mưu xây dựng phương án nhân sự của các xã, phường sau sắp xếp. Đồng thời tham mưu phân công, chỉ định bố trí, giới thiệu nhân sự giữ chức vụ ở cấp xã mới ngay sau thành lập.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio phát biểu với báo chí nhân dịp tham dự hội nghị ngoại trưởng NATO tại Brussels ngày 3/4. (Ảnh: AP)

Bộ Ngoại giao Mỹ sắp bị cắt giảm chưa từng có

TPO - Mỹ chuẩn bị kế hoạch cắt giảm chưa từng có tiền lệ đối với phạm vi hoạt động ngoại giao của nước này trên toàn cầu, chấm dứt nhiều chương trình và đóng cửa hàng loạt đại sứ quán ở nước ngoài nhằm giảm gần một nửa ngân sách của Bộ Ngoại giao.
THẾ GIỚI 24H: Nga công khai mục tiêu trả đũa đầu tiên nếu NATO gây hấn

THẾ GIỚI 24H: Nga công khai mục tiêu trả đũa đầu tiên nếu NATO gây hấn

TPO - Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga (SVR) Sergey Naryshkin đã nói với các phóng viên rằng các nước kích động như Ba Lan và các quốc gia Baltic cần hiểu rằng họ sẽ là mục tiêu đầu tiên của các cuộc tấn công trả đũa nếu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gây hấn với nhà nước Liên minh Nga – Belarus.