Siêu tiêm kích T-50 Nga có gì ghê gớm?

Siêu tiêm kích T-50 Nga có gì ghê gớm?
TPO-Tư lệnh không quân Nga, đại tướng Alexander Zelintuyên bố dựa theo những kết quả so sánh giữa T-50 với F-22 và J-20, T -50 vượt trội hơn tất cả các máy bay nước ngoài.

Siêu tiêm kích T-50 Nga có gì ghê gớm?

> Việt Nam làm gì để thắng chiến tranh công nghệ cao? (II)

> Giải mã "ngón đòn" ghê gớm của Nga nhằm suy yếu Trung - Mỹ 

TPO-Tư lệnh không quân Nga, đại tướng Alexander Zelintuyên bố dựa theo những kết quả so sánh giữa T-50 với F-22 và J-20, T -50 vượt trội hơn tất cả các máy bay nước ngoài.

Khi tiến hành thiết kế máy bay thế hệ thứ 5, Bộ quốc phòng Nga và Lực lượng không quân Nga đặt ra mục tiêu là máy bay phải đơn giản, hiệu quả sử dụng phải có tầm xa. Đối tượng cạnh tranh là F-22 Raptor. Những yêu cầu chiến thuật cơ bản với máy bay là:

1- Đa dụng và đa nhiệm, có những khả năng tương đương khi tác chiến trên không, tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên mặt nước;

2- Tàng hình và khó nhận biết trong mọi môi trường trinh sát (quang – điện tử, radar, hồng ngoại và tư trường);

3- Tính năng siêu cơ động, có khả năng thực hiện được những kỹ năng bay phi truyền thống và những kỹ năng chiến thuật phi chuẩn trong không chiến, mở rộng chế độ hoạt động trên không tiệm cận giới hạn mở rộng của sức bền máy bay và mất lái rơi tự do;

4- Tốc độ hành trình siêu âm, có khả năng thực hiện cơ động mạnh trong cận trong cận chiến, chiến thế chủ động trên không và có khả năng thích ứng nhanh với những tình huống chiến thuật diễn biến bất ngờ.

Để thực hiện được nhiệm vụ đặt ra, các nhà nghiên cứu và thiết kế máy bay đứng đầu là hai Tập đoàn máy bay chiến đấu Sukhoi và Mikoyan đã tiến hành một khối lượng khổng lồ các nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng và vật liệu chế tạo máy bay. Từ những nghiên cứu và thử nghiệm, các nhà khoa học quân sự Nga đã có một kho tàng kinh nghiệm rất lớn để sử dụng cho tương lai. Công trình nghiên cứu thiết kế chế tạo T-50 được triển khai không chỉ các các viện nghiên cứu của hai hãng hàng không MiG – Mikoyan và Su - Sukhoi.

Tham gia quá trình nghiên cứu thiết kế và chế tạo là nhưng viện nghiên cứu hàng đầu như TsAGI (Viện nghiên cứu hàng không), BIAM ( Vật liệu hàng không), CIAM (viện nghiên cứu động cơ máy bay), CIATIM (viện nghiên cứu cở sở vật chất hàng không), các nhà sản xuất động cơ, các nhà phát triển radars hàng không, rất nhiều các viện nghiên cứu, các nhà máy sản xuất linh kiện. Để có thể chế tạo được chiếc máy bay thế hệ thứ 5 hoàn toàn mới này cần có hàng nghìn các nhà thầu phụ, mỗi nhà thầu phụ sẽ nhận riêng một nhiệm vụ phát triển chi tiết.

Mặc dù quá trình phát triển máy bay Raptor F-22 và F-35 được giữ bí mật tuyệt đối, những thông qua các blogers và các phương tiện thông tin đại chúng, các kỹ sư và các chuyên gia hàng không quân sự Nga đã theo dõi từng bước phát triển và thử nghiệm 2 loại máy bay này với sự quan tâm đặc biệt. Kinh nghiệm của đồng nghiệp nước ngoài, thành công hay không cũng đều để lại cho các chuyên gia những bài học giá trị, đồng thời nhà chế tạo cũng nắm được, cần phải làm gì để có thế chống chọi và chiếm được ưu thế trước đối thủ.

Vào năm 1998, khi các nhà thiết kế nhận được nhiệm vụ chế tạo nguyên mẫu máy bay thế hệ thứ 5 (theo các tính năng kỹ chiến thuật thời điểm đó, nó không vượt trội bao nhiêu so với các thế hệ trước đó như 4+, 4++). Các nhà thiết kế không có những bản phác thảo thiết kế sẵn có trong các Viện thiết kế trên cơ sở các ý tưởng của các nhà phân tích hàng không quân sự, nhiệm vụ đặt ra là thiết kế 2 mẫu máy bay tiêm kích đa nhiệm, hạng nặng và hàng nhẹ, đồng thời có đề xuất thiết kế một mẫu hạng trung và một mẫu cất cánh thẳng đứng. Các nhà thiết kế đã thống nhất phương án, vị trí của tiêm kích hạng nhẹ sẽ là MiG – 35, phương án cất cánh thẳng đứng sẽ để lại nghiên cứu sau, mọi mối quan tâm được tập trung vào mẫu thiết kế của Viện thiết kế hàng không Sukhoi với pháo thảo PAK – FA (T-50 hoặc Su – 50).

Su – 50 hoặc T-50 có điểm gì khác biệt? Một số các phóng viên từ những tờ báo hay chỉ trích đã nhận định rằng, đấy chỉ là bản copy của F-22 Raptor trên một cái vỏ đã cải tiến của Su – 35. Nhưng thực tế hoàn toàn khác nhau. Các chuyên gia khí động học khẳng định ngay, còn những người bình thường sẽ phân biệt rất rõ, nếu nhìn từ phía bên sườn F-22 Raptor ngắn hơn, với đường lượn của thân máy bay rất lớn, chiếc PAK FA có đường lượn thân máy bay phẳng hơn và thân dài hơn.

Siêu tiêm kích T-50 Nga có gì ghê gớm? ảnh 1
 

Máy bay được phát triển với mục đích vượt trội các tính năng kỹ chiến thuật của Raptor, những yêu cầu kỹ chiến thuật của máy bay nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của bộ Quốc phòng Nga và các chuyên gia quản lý của Bộ Quốc phòng Ấn Độ.

Tính năng kỹ chiến thuật vượt trội 

Đặc điểm quan trọng nhất của các máy bay chiến đấu Nga, đó là tính chất siêu cơ động. Tính siêu cơ động đã được đảm bảo theo dòng Su–27 (35) nổi tiếng mà không ảnh hưởng đến những yêu cầu của công nghệ tàng hình (Steath), mặc dù công nghệ tàng hình có những yêu cầu ngược với khí động học. Ví dụ như bộ phận trục xoay các cánh cản trên cánh máy bay đã được thiết kế sao cho các cánh cản đóng vai trò không chỉ là tạo dòng xoáy khí động học, mà còn là cánh nhỏ phía trước. Giải pháp này làm giảm độ phản xạ hiệu dụng trên máy bay, tăng khả năng tàng hình.

Hai động cơ của máy bay được tách ra khá xa (máy bay F-22 Raptor các động cơ ở gần sát nhau) điều này làm tăng tính cơ động của máy bay và mở rộng khoang vũ khí bên trong thân máy bay. Phần hầm nằm giữa hai động cơ cho phép tăng lực đẩy, đồng thời tính siêu cơ động được duy trì ngay cả ở độ cao lớn. Khoảng cách rộng giữa các động cơ tăng khả năng sống còn của máy bay trong chiến đấu, khi một động cơ bị cháy hoặc bị hỏng.

Một trong những giải pháp thiết kế rất độc đáo của PAK – FA là hai động cơ được thiết kế không song song, mà các mặt cắt thẳng đứng của nó được hợp lại với nhau dưới một góc nghiêng nhỏ. Trong trường hợp hoạt động bình thường, các vector của dòng khí phụt ra phía sau được bù bằng góc quay của các ống phụt. Trong trường hợp sự cố một động cơ (bị cháy hoặc bị hỏng trong chiến đấu) phương pháp đặt các động cơ này cho phép dễ điều khiển hơn khi cải bằng máy bay và duy trì nó ở trạng thái thăng bằng trong không khí.

Siêu tiêm kích T-50 Nga có gì ghê gớm? ảnh 2
 

Một điểm khá thú vị khi thiết kế là 2 cánh lái đuôi. Hai cánh lái đuôi của máy bay PAK – FA được đặt dưới một góc nghiêng tương tự như Raptor, nhưng nhỏ hơn về diện tích, do đó làm giảm đi độ phản xạ hiệu dụng. Đặc biệt hơn, toàn bộ cánh đuôi đứng là cánh lái, có thể quay quanh trục của nó và được đồng bộ hóa về hệ thống trục khớp nối điều khiển. Điều đó cũng làm giảm rất nhiều độ phản xạ hiệu dụng và tăng thêm khả năng tàng hình. Không những thế, cánh đuôi còn đóng vai trò cánh cản không khí do mỗi cách đuôi có thể quay về một phía khác nhau, điều này làm tăng khả năng cơ động lên rất cao. Và không cần hệ thống phanh hãm, do đó làm giảm khối lượng máy bay. Chỉ riêng hệ thống cánh lái của máy bay đã là đỉnh cao của sự sáng tạo. Các cánh lái đều có trục xoay trung tâm, có thể sử dụng tương tự như phanh trong không khí, có diện tích nhỏ.

Những điểm yếu trong cơ động và điều khiển máy bay được bổ sung bằng hệ thống tự động hóa cao độ, các cánh máy bay được chế tạo từ sợi các bon tổng hợp làm tăng sức bền bằng vật liệu polymer. Phương pháp lắp đặt các cánh máy bay trên thân cũng rất đặc biệt, thông minh và phi truyền thống. Do giới hạn của sức bền vật liệu, tư lệnh trưởng lực lượng không quân Nga dự kiến tốc độ cao nhất của PAK – FA là 2М (khoảng 2.125-2.400 km/h) nhưng nếu so sánh với F-22 Raptor giới hạn này hiển nhiên thấp hơn. Do yêu cầu của phía Ấn Độ.

Ngày 13.2.2012, tư lệnh không quân Nga, đại tướng Alexander Zelintuyên bố dựa theo những kết quả so sánh giữa T-50 với F-22 và J-20, T-50 vượt trội hơn tất cả các máy bay nước ngoài về tốc độ cất cánh (có tăng tốc và không có tăng tốc), tầm hoạt động tác chiến, tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng, giá trị vượt tải, đoạn đường cất và hạ cánh ngắn hơn và có vẻ tốt hơn các máy bay cùng thế hệ về trang thiết bị điện tử trên thân máy bay. Máy bay chiến thuật bao gồm cả Raptor cũng không thể vượt quá tốc độ 2.6M do vấp phải bức tường lửa do ma sát với không khí, nhiệt độ vỏ máy bay có thể nóng hơn 300oC, lúc đó hợp kim nhôm và các vật liệu sợi các bon tổng hơp gia cường polymer cũng không chịu đựng nổi.

Động cơ cực mạnh, vũ khí siêu hiện đại

Đã loại bỏ phương án sử dụng vòi phun mặt cắt phẳng nhằm tăng cường khả năng cơ động. Nhưng điều đó có thể giảm một chút khả năng tàng hình và hệ số khó nhận biết ở bán cầu phía sau. Nhưng nếu lấy nguyên mẫu F – 22 làm chuẩn thì khả năng giảm thiểu cũng không nhiều. Trên thực tế vùng bán cầu phía sau được chú ý khi cận chiến trên không, lúc đó khả năng tàng hình là vô hiệu. Ống hút không khí, tương tự như F-22 Raptor, được bẻ góc trên hai mặt phẳng đứng, do đó những cánh quạt động cơ turbin phản lực sẽ không nhìn thấy rõ ràng, phía trước của hai cánh quạt được lắp radar – ngăn chặn. Có tác dụng giảm thiểu tối đó những bức xạ điện từ trường xuất hiện trong dòng không khí bí hút vào động cơ.

Hiện nay 3 chiếc PAK – FA đang sử dụng một loại đông cơ nâng cấp AL-41F. Lực kéo phản lực của nó thấp hơn so với động cơ đang được thử nghiệm, mặc dù vậy, tất cả những yêu cầu về tính năng kỹ chiến thuật của máy bay đều được đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Động cơ mới sẽ có lực kéo phản lực mạnh hơn, và rất tiết kiệm nhiên liệu. Các động cơ phản lực của Nga đã tiết kiệm nhiên liệu nhiều hơn của Mỹ bắt đầu từ dòng Su – 27 nếu so sánh với F-15. Một số các thông số thu được trong quá trình thử nghiệm của PAK – FA nếu so sánh với F – 22. Số liệu thứ nhất là PAK-FA, thứ hai là F-22: Tải trọng cất cánh với lượng dầu đủ 100% : 30.610 kg/30.206kg; Lượng dầu dự trữ: 12.900 kg/9367 kg; Tầm bay thực tế: 4.300 km/2500 km.

Ngoài việc lượng dầu cung cấp cho 1 km đường bay giảm hơn nhiều so với F-22 Raptor, những dư lượng 1,7 tấn dầu cũng đã cung cấp cho PAK – FD khả năng hoạt động thực tế lớn hơn rất nhiều. Hiện nay, để lắp đặt trên T-50 đã phát triển hàng loạt các mẫu động cơ với tiêu chuẩn thấp nhất là cao hơn chuẩn kỹ thuật của AL-41F. Tất cả các động cơ mới đang phát triển đều phải có những thông số kỹ thuật tốt hơn, khối lượng nhỏ hơn và tất nhiên, phải tiết kiệm hơn nữa. Hiên nay đã có các mẫu động cơ như (АL-41, Type-30, sản phẩm -117, sản phẩm -129, sản phẩm -133, dự án «Demon» và các thiết kế khác).

Do tính cạnh tranh cao và nguồn đầu tư từ Ấn Độ cũng như những hứa hẹn về khả năng xuất khẩu loại phương tiện tối ưu này, nên sức cạnh tranh về chế tạo động cơ tốt nhất đang diễn ra với tốc độ chóng mặt cả về thời gian và báo cáo tiến độ. Một phát minh mới mang tính cách mạng và cũng là một đột phá đáng sợ trong siêu cơ động của PAK – FA. Hệ thống đánh lửa khởi động là hệ thống plasma, cho phép không sử dụng hệ thống nạp nén bổ sung ô xy kích hoạt động cơ phản lực. Nó cho phép có thể khởi động máy bay ngay cả trên trần bay giới hạn của máy bay. Phi công có thể thoải mái tắt động cơ khi đang bay ở độ cao giới hạn, sau đó lại khởi động lại.

Siêu tiêm kích T-50 Nga có gì ghê gớm? ảnh 3
 

Cận chiến: T-50 có súng tự động 30 mm và hai khoang chứa vũ khí có chiều dài 5m. Có thể nhét vào khoang này khoảng từ 6 đến 12 bom điều khiển hoặc tên lửa. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm 7 giá treo vũ khí bên ngoài cánh.

1. Vũ khí cơ bản của máy bay PAK – FA là tên lửa “không đối không” tầm xa: – AAM-Long range.

Siêu tiêm kích T-50 Nga có gì ghê gớm? ảnh 4
 

Tầm xa tấn công là 300km (phiên bản xuất khẩu là 200 km, theo các nhà thiết kế, trong điều kiện phát hiện mục tiêu tốt, có thể tấn công ở tầm xa đến 400km. Đầu nổ nặng 60 kg, nổ phá mảnh. Hệ thống tự dẫn là đạo hàng quán tính, điều chỉnh và sửa lỗi bằng radar và hệ thống tự dẫn đường bằng radar chủ động ở giai đoạn cuối. Nếu so sánh với tên lửa được trang bị cho F-22 Raptor là AIM-120C, thì AIM – 120 có tầm bắn là 120 km, tên lửa nâng cấp lần cuối AIM – 120D có tầm bắn cực đại là 180 km. Loại tên lửa tầm xa này có một điểm yếu chết người, động cơ của các tên lửa AMRAAM không hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp. Ở độ cao khoảng 30000 feet – 10 km nhiệt độ khí quyển cả mùa hè lẫn mùa đông là - 56,5oC.

Các nhà thiết kế Nga vốn yêu thích giá rét và cái lạnh mùa đông, nó mang lại ưu thế cho người Nga như đánh thắng cuộc xâm lược của Napoleon vậy, do đó tên lửa Nga bay bất kể thời tiết và nhiệt độ thấp nào. Như vậy, nếu tác chiến trên độ cao lớn, các máy bay của khối NATO không có gì để chiến đấu. Các F-22 Raptor và F-35 sẽ chỉ có thể chiến đấu ở độ cao thấp, không phải mùa đông và càng không chiến đấu ở không gian cực Bắc. Với các tên lửa tầm xa đến 300 km, những ưu thế tàng hình của B-2 và Raptor bị mất hoàn toàn. Máy bay công nghệ “Stealth” không có đủ nhiên liệu để sử dụng ưu thế tàng hình khi còn cách mục tiêu quá xa và đang bay ở chế độ hành trình. Còn các T-50 có thể tấn công ngay từ khi vẫn bay trong không gian chủ quyền của Nga.

Siêu tiêm kích T-50 Nga có gì ghê gớm? ảnh 5
 

2. Tên lửa không đối không tầm trung: – AAM-Medium range

Tên lửa không đối không tầm trung phiên bản xuất khẩu E có tầm bắn khoảng 110 km. Khối lượng đầu đạn là 22,5 kg. đầu nổ hiệu ứng nổ lõm và thanh xuyên phá. Hệ thống dẫn đường đạo hàng quán tính, điều chỉnh bằng sóng radio và tự dẫn radars chủ động giai đoạn cuối.

3. Tên lửa không đối không tầm gần AAM – short range

Siêu tiêm kích T-50 Nga có gì ghê gớm? ảnh 6
 

Tên lửa tác chiến tầm gần được thiết kế cho các cuộc cận chiến siêu cơ động trên không, có đầu tự dẫn hồng ngoại đa hướng (hai dải tần số đầu thu hồng ngoại thụ động). Tầm bắn xa nhất – đến 40 km. Khối lượng đầu đạn là 8kg. Một điểm thú vị của tên lửa là: động cơ của nó được điều khiển bằng vector bánh lái chủ động, do đó, khi phi công với hệ thống kính ngắm trên mũ phát hiện được mục tiêu ở bên sườn, khi quay đầu ngắm bắn mục tiêu, tên lửa cũng có khả năng rẽ ngoạt theo mục tiêu đã được khóa bởi phi công. Tên lửa được trang bị hệ thống chống chế áp điện tử. Thường các tên lửa hồng ngoại bị chế áp bởi laser hoặc mồi bẫy quang nhiệt. Nhưng tên lửa có thể phát hiện ra nhờ sự khác biệt của dài tần số nhiệt khác nhau, đồng thời tia laser cũng bị vô hiệu hóa do tần số phát xung quá ổn định (tia đơn sắc).

4. Tên lửa không đối hải và không đối đất đa nhiệm Kh-38МLE

Trên thực tế, máy bay PAK-FA có thể mang tất cả các loại tên lửa tấn công các mục tiêu mặt đất, bao gồm cả siêu tên lửa Kh – 101. Trong phiên bản dành cho xuất khẩu, T-50 được lắp tên lửa Kh – 38MLE đa nhiệm tầm gần.

Siêu tiêm kích T-50 Nga có gì ghê gớm? ảnh 7
 

Tên lửa Kh-38MLE được lắp đặt do trên máy bay dành cho xuất khẩu có lắp module điều khiển tên lửa tầm gần. Các nhà thiết kế chế tạo PAK-FA đã tăng cường khả năng tác chiến với các mục tiêu trên mặt đất và trên mặt nước bằng cách thiết kế hệ thống điều khiển, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu dạng module cho tất cả các loại tên lửa có trong hệ thống tên lửa không đối đất và không đối hải. Để có thể mang các tên lửa khác nhau, người đặt hàng chỉ cần yêu cầu, Sukhoi sẽ thay đổi hoặc cấp thêm module cùng với giá treo vũ khí đặc thù là máy bay có thể mang bất cứ một phiên bản nào dành cho tác chiến đường không. Riêng đối với tên lửa Kh-38MLE phiên bản xuất khẩu chuẩn được giới thiệu, có các loại như sau:

Kh-38MLE – dẫn đường quán tính và chỉ thị mục tiêu laser bán chủ động.
Kh-38MLE – dẫn đường quán tính và tự dẫn radar chủ động.
Kh-38MLE – dẫn đường quán tinh và quang ảnh nhiệt.
Kh-38MKE – dẫn đường quán tính và dẫn đường vệ tinh.

Ba phiên bản đầu tiên của Kh-38MLE có thể lắp đầu đạn nổ phá mảnh hoặc đầu đạn xuyên phá bê tông. Phiên bản Kh-38MKE lắp đầu đạn cassette. Tầm bắn có thể đạt từ 3 – 40km.

Với các nhiệm vụ tác chiến chống hạm, máy bay được trang bị tên lửa chống tàu Ural Kh-35E phiên bản xuất khẩu.

5. Tên lửa chống radar Kh-58SKE.

Siêu tiêm kích T-50 Nga có gì ghê gớm? ảnh 8
 

Đây cũng là một loại vũ khí rất hiện đại nhằm chế áp điện tử đối phương bằng vũ khí thông thường. Tương tự như Shrike của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, tên lửa Kh-58SKE tấn công mọi radar bằng chính bức xạ radar của mục tiêu. Nhưng tên lửa Kh-58SKE có ưu điểm là có thể tấn công mục tiêu trong mọi điều kiện phóng đạn và ngay sau khí phát hiện radar, đầu đạn tự dẫn đã xác định được vị trí mục tiêu và ngay cả khi radars đã tắt tên lửa vẫn đánh trúng mục tiêu.

Khả năng xác định chính xác mục tiêu và dẫn bắn tên lửa được thực hiện bởi chương trình tự động tìm kiếm và phát hiện mục tiêu – radar đối phương, và dẫn bắn tên lửa được thực hiện bởi hệ thống dẫn đường và chỉ thị mục tiêu không gian 3D của máy tính trên máy bay. Tầm bắn tiêu diệt các mục tiêu radars đối phương khoảng 76 – 245 km trên độ cao phóng tên lửa là 200m đến 20 km. Xác suất đánh trúng mục tiêu ngay cả trong trường hợp radars đã tắt phát xung chủ động trong diện tích đường tròn bán kính 20m mà tâm là đài phát radar là 0,8. Đầu đạn nổ phá mảnh có khối lượng 149 kg. Trọng lượng tên lửa khi phóng là – 650 kg.

Đối với các phiên bản biên chế cho lực lượng Không quân Liên bang Nga và không quân Hải quân, PAK-FA được trang bị các loại vũ khí chế áp điện tử phi sát thương. Đó là các đầu đạn viba (microwave) đã được nghiên cứu và thử nghiệm thành công. Các đầu đạn phi sát thương viba khi tấn công mục tiêu sẽ kích hoạt các bức xạ điện từ trường siêu mạnh (bức xạ điện từ thấp hơn của một vụ nổ hạt nhân) nhưng đủ mạnh trong bán kính hàng trăm m, phá hủy hoàn toàn các trang thiết bị điện tử (đài radar, máy tính điện tử, hệ thống dẫn đường, đài thông tin, hệ thống điều khiển….). Các đầu đạn này được nạp vào bom có điều khiển hoặc tên lửa hành trình, có thể vô hiệu hóa các trang thiết bị điện tử của cả một trung tâm điều hành tác chiến của một lữ đoàn hoặc một trung tâm kinh tế - thương mại lớn.

6. Bom có điều khiển KAB – 500 S-E phiên bản xuất khẩu

Khối lượng bom: 560 kg (đầu đạn là 380 lượng thuốc nổ là 195 kg) nổ phá mảnh hoặc xuyên phá bê tông. Tầm cao ném bom từ 500m đến 10 km. Hệ thống dẫn đường của bom KAB – 500S là hệ thống đạo hàng quán tính, điều chỉnh quỹ đạo đường bay dựa trên tín hiệu thu được từ 24 đầu thu tín hiệu của hệ thống định vị vệ tinh và dẫn đường GLONASS hoặc NAVSTAR mang tên là PSH 2001 hoặc có thể được hiệu chỉnh đường bay bằng các tín hiệu radio từ mặt đất. Đây có thể được coi là loại bom thông minh được phóng theo cơ chế “phóng – quên” có độ chính xác rất cao. Xác suất sai lệch so với tâm ném bom là khoảng 5 –10m

Siêu phẩm thông minh

Hệ thống trang thiết bị điện tử trinh sát, điều hành tác chiến, tác chiến điện tử, chỉ thị mục tiêu và dẫn đường mục tiêu được định hướng cấp độ tiên tiến nhất hiện nay và trong vòng 10 năm tới. Trên PAK – FA sử dụng phương pháp “vỏ thông minh” trong đó mọi đầu thu anten được quy về một hệ thống điều khiển duy nhất, bộ não điện tử của máy bay.

Tổ hợp radars của Т-50 bao gồm:

Anten radar đa nhiệm mảng pha lắp ở đầu mũi máy bay loại AESA W-121 X-band (dải tần X). Anten radar mảng pha AESA X-band (dải tần X) được lắp ở phần trước của thân máy bay). An ten radar mảng pha lắp ở cánh máy bay AESA L- band (dải tần L) An ten radar mảng pha AESA X-band được lắp ở phía đuôi máy bay. Thùng anten radar mảng pha AESA Ka-band (dải tần số milimet). Một số các đầu anten được gắn trên thân máy bay nhằm phát hiện bị chiếu xạ radar dọc theo các đường gép trên thân máy bay.

Anten radar chính là radar mũi AESA với 1522 đầu thu và truyền tín hiệu module (của Raptor là 1200), Hai anten AESE lắp đặt bên sườn máy bay, hai an ten AESA được lắp ở bên đầu cánh máy bay. 2 an ten radar L-band được lắp ở cánh trước máy bay, đây là giải tần số deximet (bước sóng từ 15 – 30 cm) cho phép phát hiện được các máy bay sử dụng công nghệ stealth, tất nhiên, độ rõ nét không được như các tần số cantimet. Nhưng quan trọng là phi công phát hiện được mục tiêu, vấn đề tiếp theo là của tên lửa tầm xa, đầu đạn tên lửa đã được trang bị đầy đủ các thiết bị phát hiện mục tiêu, ở cự ly càng gần thì càng rõ nét và tăng cao xác suất trúng mục tiêu. Raptor không được lắp đặt lại loại radars này và trong tương lai gần chưa có dự kiến lắp đặt các radars phát hiện mục tiêu tàng hình. Trên khoảng cách 120 km là khoảng cách tấn công của Raptor, T-50 hoàn toàn có thể xác định chính xác mục tiêu không chỉ bằng radars mà còn có thể nhìn rõ bằng thiết bị quang học.

Bố trí radar ở đuôi máy bay cho phép phi công có thể phát hiện mục tiêu đang bám đuôi từ các ổ phục kích trên không. Loại radar này đã được lắp ở một số phiên bản của Su–27 và đã chứng minh được hiệu quả của nó. Một món quà bất ngờ dành cho các máy bay phục kích bám đuôi. Ngoài radar, trên máy bay được lắp hệ thống quan sát quang điện tử đa kênh OLS – 50, có khả năng quan sát ở cả hai chế độ ngày đêm, ngay cả trên dải tần tia cực tím.

Từ các thông số kỹ chiến thuật và vũ khí trang bị trên thân cho thấy, PAK – FA thực tế là một máy bay tiêm kích trên không đa nhiệm, có tương lai rất hứa hẹn. Mục đích chủ yếu của sự phát triển T-50 cũng nhằm thay đổi các máy bay thuộc dòng Su–27 cải tiến sâu và MiG–29 hiện đại hóa sâu có từ thời Liên Xô. Những máy bay tương lai dòng PAK-FA trên thực tế đã thay đổi hoàn toàn kết cấu truyền thống bên ngoài và bên trong. Tương lai Su–50 cũng nhằm mục tiêu quan trọng là xuất khẩu, Su–50 đã trở thành nền tảng lâu dài để phát triển dòng máy bay thế hệ thứ năm cho 3 –35 năm tương lai. Cùng với sự phát triển của Su–50, cuộc chạy đua các máy bay hiện đại thế hệ 5 và các loại vũ khí chống tàng hình và tấn công tầm xa sẽ được phát triển mạnh mẽ mà có lẽ sẽ bắt đầu từ J-20, chiếc máy bay chưa ra đời đã lạc hậu.

Trịnh Thái Bằng
Nguồn: http://alternathistory.org.ua

Theo Dịch
MỚI - NÓNG