Siêu thị kỳ lạ nhất thế giới: Chỉ bán đồ hết hạn sử dụng

 Công chúa Đan Mạch có mặt trong lễ khai trương siêu thị WeFood
Công chúa Đan Mạch có mặt trong lễ khai trương siêu thị WeFood
Khi đến siêu thị này, người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm... đã hết hạn với mức giá rẻ hơn 30 - 50%.

Trong khi rất nhiều nơi trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với vấn đề thiếu lương thực, thực phẩm thì cũng cùng lúc ấy, tại những nơi khác, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển, một lượng lớn đồ ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

Trong bối cảnh đó, một siêu thị mới mang tên WeFood đã được mở ra ở Copenhagen, Đan Mạch. Tại đây người ta sẽ chỉ bán những thực phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng bao bì với giá có thể thấp hơn đến 50% so với những cửa hàng khác. 

WeFood là siêu thị đầu tiên ở Đan Mạch và có thể là cả thế giới nhắm đến đối tượng là những người mua hàng thu nhập thấp và những người quan tâm đến vấn đề hạn chế lãng phí thực phẩm. Siêu thị được vận hành bởi các tình nguyện viên và lợi nhuận sẽ dành cho tổ chức phi chính phủ đã lập ra nó, một tổ chức chuyên hoạt động ở các quốc gia nghèo.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là, liệu những thực phẩm đã hết hạn sử dụng này có an toàn hay không? Các chuyên gia cho rằng, hạn sử dụng trên nhãn dán là để chỉ mức độ tươi và thời gian sử dụng tốt nhất của sản phẩm. Nó không có nghĩa là sau thời gian đấy, những thực phẩm này sẽ mất an toàn và không sử dụng được nữa. Tất nhiên vẫn có một số sản phẩm, ví dụ như bánh mì đã mốc thì nên loại bỏ.

Siêu thị kỳ lạ nhất thế giới: Chỉ bán đồ hết hạn sử dụng ảnh 1

 Nhiều người tin rằng WeFood sẽ góp phần giảm lãng phí thực phẩm ở Đan Mạch

Một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy, 91% số người được hỏi thừa nhận rằng họ đã vứt bỏ những thực phẩm hết hạn sử dụng. Tại Đan Mạch, hơn 700.000 tấn thức ăn bị lãng phí mỗi năm và người ta hi vọng rằng, WeFood sẽ là bước tiến quan trọng để giải quyết vấn đề lãng phí thực phẩm tại quốc gia này. 

Theo Theo Trí thức trẻ
MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".