Séc giữ hình phạt 'thiến hóa học' với tội phạm tình dục

Một trong ba bị cáo phạm tội tình dục đã lựa chọn hình phạt “thiến nhân đạo”. (Nguồn: Báo Mladá Fronta Dnes)
Một trong ba bị cáo phạm tội tình dục đã lựa chọn hình phạt “thiến nhân đạo”. (Nguồn: Báo Mladá Fronta Dnes)
Nếu từ chối hình phạt “thiến nhân đạo” thì những đối tượng nguy hiểm, tái phạm chỉ có hai con đường - một là vào tù, hai là bệnh viện tâm thần.

Cộng hòa Séc là một trong vài nước cuối cùng thuộc EU vẫn còn cho phép bác sỹ ra tay để biến những kẻ tội phạm tình dục thành “hoạn quan."

Châu Âu kêu gọi Séc từ bỏ hình phạt có từ thời Trung Cổ này nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía Prague. Đài Radio Prague, từ hai năm trước trở lại đây, việc tiến hành một ca “thiến nhân đạo” đã bị siết chặt do phẫu thuật vì mục đích phòng ngừa bị cấm theo đề xuất của Bộ Ngoại giao và Bộ Nhân quyền Séc.

Theo một điều luật có hiệu lực vào năm 2012, chỉ những đối tượng đã từng phạm tội tình dục mới bị áp dụng sự “can thiệp ngoại khoa." Tuy nhiên, châu Âu tiếp tục đòi hỏi Séc phải từ bỏ triệt để hình phạt này cho dù là theo ý nguyện của bản thân đối tượng phạm tội.

Mới đây báo Mladá Fronta Dnes đã đăng tải bức thư gửi Tổng thống Séc của một nam giới còn trẻ bị lệch lạc tình dục. Các bác sỹ đã chẩn đoán anh ta bị bệnh bạo dâm hiếu sát. Ban đầu anh ta chỉ giết hại những vật nuôi trong nhà, nhưng đến một lần suýt nữa thì anh ta ném đứa cháu ra ngoài cửa sổ.

Sau sự việc này anh ta cầu xin Tổng thống cơ hội được phẫu thuật vì anh ta không chịu được khóa điều trị bằng hormone.

Nhà nghiên cứu tình dục Ruzena Hajnova ở Bệnh viện Tâm thần ở Brno cho biết: “Bây giờ việc phẫu thuật không giống như việc thiến hoạn thời Trung Cổ. Ủy ban châu Âu chống bạo hành so sánh hành động này với những trò tra tấn thời Trung Cổ, nhưng thật ra khi phẫu thuật người ta không cắt bỏ tinh hoàn hay dương vật, người ta chỉ đơn giản là loại phần hormone 'tăng động' nhất ra khỏi tinh hoàn để dần dần thay đổi nội tiết tố của cơ thể.

Tôi có thể nói rằng những đối tượng đã được điều trị ở bệnh viện chúng tôi suốt 50 năm tôi làm việc tại đây bây giờ nói là họ lấy làm tiếc vì đã không dám phẫu thuật sớm hơn. Sau khi được phẫu thuật họ có thể tránh được nhiều rắc rối. Sự mê muội tình dục sau khi được 'can thiệp ngoại khoa' dần nguội đi và đối tượng có thể hòa nhập xã hội."

Bà Ruzena Hajnova khẳng định, sau 40 năm áp dụng hình thức “thiến nhân đạo” ở Tiệp Khắc (nay là Séc và Slovakia) chưa ghi nhận một trường hợp nào đối tượng khiếu kiện sau khi được phẫu thuật. Tiệp Khắc là một trong những nước đầu tiên ở châu Âu soạn ra cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc “thiến nhân đạo".

Đối tượng được cung cấp thông tin về mọi hình thức chữa trị và sau đó nếu anh ta lựa chọn phương pháp phẫu thuật thì phải viết đơn đề nghị và khẳng định nguyện vọng của mình trước một hội đồng chuyên môn mà trong đó có cả luật sư. Anh ta thậm chí có thể thay đổi quyết định của mình ngay trên bàn mổ. Nếu từ chối hình phạt “thiến nhân đạo” thì những đối tượng nguy hiểm, tái phạm chỉ có hai con đường - một là vào tù, hai là bệnh viện tâm thần.

Lý lẽ chính của những người ủng hộ hình thức “thiến nhân đạo” là việc này cho phép các đối tượng phạm tội tình dục có cơ hội được trở về cuộc sống bình thường, thay cho những ngày tháng “bóc lịch” trong nhà tù.

Theo Theo VietNam+
MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.