TPO - Khai mạc vào ngày 9/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 chính thức khép lại sau 9 ngày (17/11) với hàng trăm hoạt động sôi động và hấp dẫn. Lễ hội đã đón gần 300.000 lượt khách tham gia hoạt động và trải nghiệm tại các không gian sắp đặt sáng tạo.
TPO - Cung Thiếu nhi Hà Nội trên con phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm từ lâu đã trở thành một địa chỉ quen thuộc đối với trẻ thơ Thủ đô nhiều thế hệ. Mới đây, công trình này được thổi sinh khí mới, trở thành điểm đến hấp dẫn thanh thiếu niên Thủ đô.
TPO - Tiến sĩ Phan Quang Anh, giảng viên Bộ môn Công nghiệp văn hóa và sáng tạo, Khoa Công nghiệp văn hóa và Di sản, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQG Hà Nội, chia sẻ về những hiệu ứng từ hai chương trình truyền hình Anh Hai Vượt Ngàn Chông Gai và Anh Trai “Say Hi” đang thu hút giới trẻ.
TPO - Năm ngoái có triển lãm tại tháp nước Hàng Đậu, chuyến tàu di sản, thì sang năm nay, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội trở lại tiếp tục tạo nên cơn sốt khi chọn điểm dừng là loạt địa điểm cực hút giới trẻ thời gian gần đây, đồng thời "mở khóa" góc triển lãm mới toanh.
TPO - Phương án đạt giải đưa ra ý tưởng hình thành một loạt mạng lưới giao thông cho phép người dân đến với bãi giữa sông Hồng như đường xe đạp dài 13,5km, đường dạo bộ dài hơn 20km, cầu trên cao dài 6km.
Một sân khấu mở, “đỉnh nóc, kịch trần” được dựng lên trước Nhà hát Lớn - một trong những di sản kiến trúc nghệ thuật của thủ đô. Ở đó, Hà Nội trở thành chốn đi về, điểm giao thoa bùng cháy giữa truyền thống và hiện đại, sự gặp gỡ và đối thoại giữa các thế hệ.
TPO - Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác Cảm thức Đông Dương thu hút hàng nghìn bạn trẻ đến tham quan, thưởng thức. Một trong những điểm nhấn của triển lãm là vòm trần - nơi trình chiếu tác phẩm 3D mapping khắc họa lại hình ảnh hai con chim phượng hoàng đã bong mờ theo thời gian.
TPO - Ngày 10/11, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật Hiện linh của Giáo sư, Viện sĩ, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Đây là sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024.
TPO - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng lãnh đạo các sở ngành thành phố Hà Nội tham quan các không gian sáng tạo trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
Tối 9/11, tại Quảng trường Cách mạng Tháng 8 (Nhà hát lớn Hà Nội), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc, mở màn chuỗi hơn 100 hoạt động sôi động trong 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa, diễn ra tại 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô.
TPO - Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (trước Nhà hát Lớn Hà Nội). Sau khi hoàn thành nghi lễ, các đại biểu diễn hành qua nhiều tuyến phố. Điểm dừng chân cuối của họ là sân khấu đặc biệt - xe bus 2 tầng được đặt ở giao lộ Hàng Khay. Ca sĩ Mỹ Anh đã có màn trình diễn ấn tượng khép lại đêm khai mạc.
TPO - Tòa nhà Bắc Bộ Phủ - nơi từng là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ rồi Phủ Khâm sai Bắc Kỳ, ghi dấu cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đầu tiên tại Hà Nội năm 1945, Giải phóng Thủ đô năm 1954 được biến hóa thành một không gian sáng tạo đặc biệt. Không gian kiến trúc độc đáo này lần đầu mở cửa đón khách tham quan từ ngày 9-17/11.
TPO - Nghệ thuật Tuồng là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền lâu đời nhất, đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm trong xã hội phong kiến Việt Nam, được coi là “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc. Đến nay, những vở Tuồng ấy vẫn tiếp tục tỏa sáng trên sân khấu kịch Việt Nam, lan tỏa đến thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của đất nước
TPO - Hàng loạt công trình kiến trúc gắn với Hà Nội như Cung Thiếu nhi Hà Nội, Bắc Bộ Phủ, Đại học Tổng hợp cũ... bỗng hóa không gian sáng tạo. Những công trình này có sự "biến hình" bất ngờ trong thời gian diễn ra Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 từ ngày 9-17/11.
Năm ngoái, chiếc áo đấu của giải chạy VPBank International Marathon 2023 đã làm “điêu đứng” cộng đồng runner. Không để các "đồng run" phải thất vọng, năm nay VPIM 2024 tung hẳn lookbook bộ sưu tập áo cực chất khiến cộng đồng một lần nữa “dậy sóng”.
TP - Giao lộ sáng tạo là chủ đề của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Giao lộ được xây dựng dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hàng trăm hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc các lĩnh vực kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo...
TP - Từ chỗ phương tiện lạc hậu, mất dần thị phần, sau một thời gian “chuyển mình”, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng phục vụ, mang đến những sản phẩm mới, chất lượng cao, ngành đường sắt từ lỗ chuyển sang có doanh thu dương. Các chuyến tàu trở thành phương thức vận tải không chỉ đưa hành khách từ điểm A đến điểm B mà còn là sự trải nghiệm hấp dẫn, thú vị.
TPO - Từ vài ba không gian sáng tạo nhỏ lẻ, Hà Nội đã sở hữu hơn 100 không gian sáng tạo chỉ trong vài năm trở lại đây. Năm 2019, Hà Nội được ghi danh là thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo ở lĩnh vực “Thiết kế sáng tạo” của UNESCO, cũng là thành phố sáng tạo đầu tiên của Việt. Chỉ sau chưa đầy 5 năm dù đối diện không ít thách thức, lĩnh vực sáng tạo của Thủ đô bật sáng.
TPO - Bén duyên với tình nguyện, Nguyễn Hưng Hòa (sinh năm 2000) đã và đang có những tháng ngày tuổi trẻ tràn đầy nhiệt huyết cống hiến. Hiện tại, nhờ vào sự kết hợp giữa thứ mình thích, điều mình giỏi và điều xã hội cần, cô đã phát triển sự nghiệp trên con đường truyền thông xã hội đậm tinh thần trẻ thiện nguyện.
TPO - Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP thành phố. Để thực hiện được mục tiêu này, bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - khẳng định cần phải xây dựng sản phẩm văn hóa chất lượng, thu hút người dân, khách du lịch.
TP - “Phá di sản” là cách nói vui trong câu chuyện về hành trình nghệ thuật của Nguyễn Quốc Hoàng Anh, giữa tôi và anh. Nguyễn Quốc Hoàng Anh ví von di sản nghệ thuật truyền thống như một viên ngọc, việc của anh là thay cho nó chiếc áo mới nhưng lõi của nó vẫn là viên ngọc. “Cái mà tôi ‘phá’ ở đây là mở ra một con đường, dễ tiếp cận hơn với cuộc sống đương đại. Đó vẫn là truyền thống, nhưng là một truyền thống mới”, anh nói.
TP - Kể từ sau khi có kế hoạch di dời, Nhà máy xe lửa Gia Lâm lần đầu nhộn nhịp trở lại nhân Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023. Di sản công nghiệp chờ giải tỏa được các nghệ sĩ phủ lên một lớp áo mới, biến thành không gian nghệ thuật đáng mơ ước cho khoảng 220.000 người dân đến thưởng ngoạn trong suốt gần 2 tuần.
TPO - Mở cửa đón khách vào ngày 17/11, đến nay tháp nước Hàng Đậu đã đón 30.000 lượt khách. Sau 12 ngày diễn ra, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 thu hút 200.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm các hoạt động tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm.
TPO - Giới trẻ Hà thành vừa trải qua 2 tuần tràn đầy cảm hứng với các triển lãm, buổi trình diễn nghệ thuật tại các di sản trăm tuổi của Thủ đô. Không chỉ có nơi để "sống ảo" bất tận, những triển lãm này đem lại nhiều hơn thế, là nơi để chữa lành, truyền cảm hứng về văn hóa - lịch sử... Đó cũng là lý do Gen Z Hà thành ngóng đợi thêm nhiều di sản sẽ được "đánh thức" theo cách mới lạ này.
TPO - Thành phố Hà Nội luôn quan tâm phát triển văn hóa, trong đó có các di sản văn hóa phi vật thể, coi đây là nguồn lực để thúc đẩy công nghiệp văn hóa.
TPO - Lượng lớn người có nhu cầu tham quan, nhất là về chiều tối và cuối tuần khiến khu vực tháp nước Hàng Đậu thời gian gần đây luôn bận rộn, kín người xếp hàng. Không gian nghệ thuật bên trong lạ mắt nhưng du khách chỉ có khoảng vài phút để tham quan. Với những người phải xếp hàng đến cả tiếng đồng hồ để được vào trong, đó là trải nghiệm quá chóng vánh.
TP - Bãi giữa sông Hồng là vùng đất phù sa bồi đắp trong nhiều năm với diện tích khoảng 23 ha, được phủ xanh bởi cây cối. Với cảnh quan hai bên bờ và cầu Long Biên lịch sử, bãi giữa sông Hồng được đánh giá là giàu tiềm năng để phát triển thành không gian văn hóa sáng tạo phục vụ người dân và du khách. Tuy nhiên, để sớm hiện thực hóa dự án này, Hà Nội phải gỡ được nhiều vướng mắc.
TPO - Tháp nước Hàng Đậu lần đầu mở cửa đón khách tham quan thu hút đông đảo du khách đặc biệt là giới trẻ. Nhiều bạn kiên trì xếp hàng chiêm ngưỡng không gian triển lãm nghệ thuật bên trong công trình trăm năm tuổi.
Qua sự sáng tạo của sinh viên, các nhà thiết kế trẻ, những di sản như được tái sinh, mang đến những giá trị mới đã tạo nên một đêm diễn thu hút sự tham gia của đông đảo khách mời là các đơn vị trường học, các chuyên gia thời trang, nhà thiết kế, sinh viên và người yêu thời trang...
TPO - Tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, 50 phố Đào Duy Từ vừa diễn ra Lễ khai mạc chuỗi sự kiện hoạt động văn hóa chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam.