Sẽ thẩm tra các báo cáo “10 năm không có tham nhũng”

Ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) vẫn đang trực tiếp giải quyết các phản ánh, tố cáo của người dân qua 3 số điện thoại đường dây nóng. (Ảnh: Thế Kha).
Ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) vẫn đang trực tiếp giải quyết các phản ánh, tố cáo của người dân qua 3 số điện thoại đường dây nóng. (Ảnh: Thế Kha).
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) khẳng định cơ quan này sẽ thẩm tra lại báo cáo của các bộ ngành, địa phương về việc 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng nhưng “không có tham nhũng” hoặc “không phát hiện vụ tham nhũng nào”.

Theo ông Phạm Trọng Đạt, Thanh tra Chính phủ được giao chủ trì việc tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng để tiến tới kiến nghị, sửa đổi toàn diện luật này. Hiện nay các bộ ngành, địa phương đang tiến hành tổng kết thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng để gửi báo cáo về Thanh tra Chính phủ tổng hợp.

“Trước mắt chúng tôi sẽ xem xét các báo cáo đó và đối chiếu, so sánh với các báo cáo hàng năm trước đây xem số liệu có chính xác hay không. So với báo cáo chung về công tác phòng chống tham nhũng thì đang có sự không khớp nhau. Các báo cáo tổng kết chưa được “sâu”. Chúng tôi sẽ có hướng dẫn kỹ càng hơn để các bộ ngành, địa phương biết được mình đang có những yếu kém gì trong việc phát hiện, phòng ngừa tham nhũng và nguyên nhân tại sao lại như vậy để có sự điều chỉnh, thay đổi phù hợp”- ông Đạt nói.

Trực tiếp tham dự và phát biểu tại nhiều cuộc họp tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, ông Phạm Trọng Đạt không bất ngờ với việc nhiều bộ ngành địa phương khẳng định suốt 10 năm qua “không phát hiện tham nhũng” hoặc “không có tham nhũng”.

“Thực ra họ nói cũng có căn cứ của họ đấy. Chỉ khi nào tòa án đưa ra phán quyết cán bộ nào đó phạm tội tham nhũng thì khi đó mới được coi là tham nhũng. Có rất nhiều vụ việc ban đầu thì bị điều tra về tội tham nhũng nhưng sau đó tòa án xét xử lại đổi sang tội danh khác nên không thể đưa vào danh sách tham nhũng này được. Thống kê này dựa trên phán quyết của tòa án”- ông Đạt nói.

Gần đây báo chí liên tục phản ánh thông tin Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định 10 năm qua (2006-2015) chưa phát hiện vụ việc nào có dấu hiệu tham nhũng và cán bộ nhận quà tặng sai quy định. Bộ Ngoại giao khẳng định pháp luật phòng chống tham nhũng được triển khai toàn diện, rộng khắp nên chưa có trường hợp tham nhũng nào phải chuyển cho cơ quan điều tra, xét xử, giải quyết. Bộ Công Thương cũng chưa phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân nào vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng...

Phát biểu tại buổi tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng ở Bộ Công thương mới đây, ông Phạm Trọng Đạt thẳng thắn cho rằng việc chỉ phát hiện 1 vụ vi phạm bị xử lý kỷ luật và vỏn vẹn 25 triệu đồng giá trị quà tặng nộp về của 4 cá nhân được nêu ra trong báo cáo là chuyện khó tin.

Ông Đạt khẳng định cơ quan này sẽ thẩm tra lại báo cáo của các bộ ngành, địa phương về việc 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng nhưng “không có tham nhũng” hoặc “không phát hiện vụ tham nhũng nào”.

Riêng việc tổng hợp, đánh giá thực tế 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng sẽ được Thanh tra Chính phủ dựa trên nhiều “kênh” khác nhau như: Báo cáo của các bộ ngành, địa phương; kết quả điều tra xã hội học với người dân, cơ quan, doanh nghiệp; đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam của các cơ quan, tổ chức quốc tế,....

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.