Sẽ lấy phiếu tín nhiệm cả 49 nhân sự cấp cao

Sẽ lấy phiếu tín nhiệm cả 49 nhân sự cấp cao
"Khi cán bộ không còn được Quốc hội tín nhiệm sẽ có người mới. Trường hợp chưa chuẩn bị ứng viên thay thế có thể để khuyết, bộ máy Chính phủ cũng từng có lần khuyết một Phó thủ tướng", Viện trưởng Nghiên cứu Lập pháp Quốc hội Đinh Xuân Thảo nói.

Sẽ lấy phiếu tín nhiệm cả 49 nhân sự cấp cao

> Sẽ đưa ra bỏ phiếu để bãi nhiệm cán bộ bị tín nhiệm thấp

"Khi cán bộ không còn được Quốc hội tín nhiệm sẽ có người mới. Trường hợp chưa chuẩn bị ứng viên thay thế có thể để khuyết, bộ máy Chính phủ cũng từng có lần khuyết một Phó thủ tướng", Viện trưởng Nghiên cứu Lập pháp Quốc hội Đinh Xuân Thảo nói.

Đại biểu Đinh Xuân Thảo
Đại biểu Đinh Xuân Thảo. Ảnh: Hoàng Hà

Trong dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm vừa trình Quốc hội, theo ông đâu là những điểm đột phá?

Việc lấy phiếu được dự kiến bắt đầu từ kỳ họp đầu tiên trong năm thứ hai nhiệm kỳ Quốc hội. Nghị quyết của Quốc hội lần này phân biệt rõ 2 cấp độ lấy phiếu và bỏ phiếu. Lấy phiếu tín nhiệm là việc sẽ tiến hành thường xuyên, định kỳ hằng năm. Còn bỏ phiếu tín nhiệm tiến hành đối với những người không đạt tín nhiệm ở vòng lấy phiếu.

Ở Quốc hội, những người được lấy phiếu sẽ phân ra hai nhóm, nhóm lấy phiếu trước toàn thể Quốc hội là những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn, gồm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước. Tổng số gồm 49 người.

Đối với nhóm hai, Hội đồng dân tộc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các Phó chủ tịch, các ủy viên của Hội đồng dân tộc. Các Ủy ban của Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các Phó chủ nhiệm, các ủy viên. Tổng số 380 người.

Như vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm của nhóm một trước toàn thể Quốc hội thì có thể biết ngay kết quả; còn ở nhóm hai thì báo cáo sau. Ở HĐND, việc lấy phiếu tiến hành theo hình thức tương tự.

Với những cán bộ tín nhiệm thấp, Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm như thế nào?

Việc lấy phiếu tín nhiệm tiến hành với tất cả những người tôi nói ở trên song bỏ phiếu tín nhiệm thì chỉ đối với những người rơi vào một trong năm trường hợp. Trong đó có trường hợp người hai kỳ liên tục mà tín nhiệm không quá bán (50%) hoặc chỉ một kỳ nhưng trên 2/3 phiếu tín nhiệm thấp.

Nghị quyết cũng giữ nguyên quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003, tức là bỏ phiếu tín nhiệm đối với một chức danh khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị hoặc do ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội đề nghị; chức danh đó do Hội đồng Dân tộc hoặc các Ủy ban của Quốc hội đề nghị. Tức là, không nhất thiết phải lấy phiếu mà có thể phiếu tín nhiệm luôn.

Đối với lấy phiếu tín nhiệm thì có 4 lựa chọn: là tín nhiệm cao, trung bình, thấp và chưa có ý kiến. Nhưng với bỏ phiếu tín nhiệm chỉ có 2 mức độ là tín nhiệm hoặc không. Nếu người giữ chức vụ nào đó không còn được tín nhiệm thì có thể gửi đơn xin từ chức. Còn nếu không thì cơ quan nào đề cử, giới thiệu người đó phải đề nghị Quốc hội, HĐND làm thủ tục bãi nhiệm và giới thiệu người thay thế.

Với những cán bộ có khuyết điểm trong quản lý, điều hành nhưng đã nhận lỗi, cam kết khắc phục. Họ sẽ có cơ hội giải trình thế nào trước khi Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm?

Dù cán bộ qua lấy phiếu chỉ đạt tín nhiệm dưới 50%, thậm chí trên 2/3 không tín nhiệm nhưng vị đó vẫn có quyền giải trình trước Quốc hội về các quyết định, chỉ đạo; trình bày rõ hơn nguyên nhân, giải pháp. Nếu đại biểu Quốc hội thấy giải thích là hợp lý, thuyết phục, ví dụ tại thời điểm khẩn cấp đó phải quyết định như thế, thì đại biểu vẫn bỏ phiếu tín nhiệm.

Trong số 49 vị lấy phiếu tín nhiệm hàng năm có nhiều ủy viên trung ương, ủy viên Bộ chính trị. Ông nghĩ gì về khả năng tìm ứng viên thay khi ai đó đạt tín nhiệm thấp?

Tôi cho là không khó tìm ứng viên thay thế. Đảng đã có công tác quy hoạch cán bộ và tiến hành thường xuyên. Khi một người không còn được tín nhiệm, khắc sẽ có người mới. Trong trường hợp chưa chuẩn bị được người thay thế thì có thể để khuyết. Trong bộ máy Chính phủ đã từng có lần bị khuyết một Phó thủ tướng.

Theo Việt Anh - Nguyễn Hưng
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.