Sau vụ thau rửa bể tử vong ở Hà Nội: Chuyên gia 'mách nước' tránh rủi ro

Người dân cần trang bị những kiến thức cơ bản, có sự chuẩn bị để làm việc trong môi trường kín, thiếu không khí và ánh sáng.
Người dân cần trang bị những kiến thức cơ bản, có sự chuẩn bị để làm việc trong môi trường kín, thiếu không khí và ánh sáng.
TPO - Chuyên gia cho rằng cần các trường hợp tự rửa bể ngầm nếu thực hiện theo quy trình sau đây chắc chắn sẽ không gây hậu quả chết người.

Ngày 22/10, anh Nguyễn V. A. (32 tuổi, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai) tủ vong sau 30 phút xuống thau rửa bể ngầm chứa nước sinh hoạt của gia đình. Gia đình cho biết 30 phút trước đó anh vẫn liên lạc với bố để chuyển dụng cụ xuống phục vụ việc thau rửa bể. Bể nước của gia đình được thiết kế nước ngầm diện tích 15m2, sâu 2,5m. Phần miệng bể rộng chừng một mét vuông, đậy kín. Hai tuần trước, do nguồn nước sông Đà nhiễm dầu thải, gia đình anh Việt Anh nằm trong khu vực ảnh hưởng nên được khuyến cáo súc xả bể nước.

Sau vụ thau rửa bể tử vong ở Hà Nội: Chuyên gia 'mách nước' tránh rủi ro ảnh 1 Người dân cần trang bị những kiến thức cơ bản, có sự chuẩn bị để làm việc trong môi trường kín, thiếu không khí và ánh sáng. Ảnh Như Ý

Trước vấn đề này, trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Thụy Đằng, nguyên giảng viên Xây dựng ngầm và mỏ (Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội) cho biết, vụ việc anh Việt Anh tử vong trong bể của gia đình là chuyện hết sức đau lòng, nhưng có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, vì người dân chưa được trang bị những kiến thức cơ bản, chưa có sự chuẩn bị để làm việc trong môi trường kín, thiếu không khí và ánh sáng. Thứ hai, có thể ngay từ khi xây dựng công trình, thiết kế công trình ngầm sai quy cách dẫn tới hậu quả.

Theo chuyên gia Đỗ Thụy Đằng, để làm việc trong những công trình ngầm đều có quy phạm an toàn lao động. Ở đây là bể nước ngầm trong gia đình là môi trường nhỏ hẹp, kín, thiếu không khí  vì cửa bể thông khí rất nhỏ, thiếu ánh sáng. Đặc biệt, trong bể nước ngầm lâu ngày sẽ có xác sinh vật (vi khuẩn, vi sinh vật lẫn trong nước…) và cặn bẩn nên tỷ lệ dưỡng khí rất thấp, thậm chí dưới mức an toàn. Vì vậy trước khi xuống bể làm việc nhất thiết phải quạt gió (bằng quạt có công suất 40W trở lên) tối thiểu 30 phút để trao đổi khí.

Khi có người xuống bể, nhất thiết phải có người cộng tác trực tiếp để chiếu đèn, điều chỉnh quạt gió, quan sát chỉ điểm các vị trí cần tập trung thau rửa… và đặc biệt chú ý theo dõi mọi động thái của người dưới bể. Nếu phát hiện người dưới bể say phải đưa người đó ra sát cửa bể và gọi người hỗ trợ.

Ngoài ra, nếu làm việc chuyên nghiệp, có thời gian kéo dài trên 25 phút cần chuẩn bị bình thở ôxy. Khi sử dụng ánh sáng điện đi theo người làm việc dưới bể ngầm cần phải sử dụng điện nhỏ hơn 12V và trang bị những thiết bị thủ công như cành cây, té nước hoặc quạt ở ngoài vào tạo ra sự trao đổi khí liên tục trong quá trình làm việc.

MỚI - NÓNG