Sau uống rượu có dấu hiệu này, cần cấp cứu ngay

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Uống rượu say gây ảnh hưởng tới toàn cơ thể, nếu ngộ độc rượu sẽ có thể hôn mê, ảnh hưởng tới hô hấp, tim mạch, thần kinh... Vì vậy, phải đưa ngay bệnh nhân say rượu, ngộ độc rượu tới các cơ sở y tế.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết rượu bia là nguyên nhân trực tiếp gây ít nhất 30 bệnh và nguyên nhân gián tiếp gây 200 loại bệnh tật, chấn thương. Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao. Các hệ lụy về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia gồm tai nạn giao thông, mất trật tự an ninh trật tự... Bên cạnh đó, sức khoẻ suy giảm nghiêm trọng. 

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong hơn 3 triệu cái chết mỗi năm do bia rượu gây ra, quá 75% là nam giới. Sử dụng rượu, bia gây tổn thương đến nhiều cơ quan, chức năng của cơ thể như rối loạn tâm thần kinh, bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa, ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi và phát triển bào thai, suy giảm miễn dịch...

Các chuyên gia khuyến cáo, bia, rượu nói chung có hại nhiều hơn có lợi. Dù bia hay rượu với nồng độ, hương vị là gì thì bản chất vẫn là ethanol. Do vậy nếu, bia hay rượu vang uống quá nhiều đều gây hại cho gan và toàn bộ cơ thể. 

Sau uống rượu có dấu hiệu này, cần cấp cứu ngay ảnh 1

Dù bia hay rượu với nồng độ, hương vị là gì thì bản chất vẫn là ethanol. Do vậy nếu, bia hay rượu vang uống quá nhiều đều gây hại cho gan và toàn bộ cơ thể. Ảnh minh hoạ: Internet

Trên thế giới, mỗi nước khác nhau có khuyến cáo cho phép uống bia rượu với tổng lượng khác nhau, nhìn chung dao động từ 10 - 40 g/ngày. Nên uống ở mức phù hợp với từng thể trạng của mỗi người, và tuyệt đối không được lạm dụng. Đặc biệt, những người mắc bệnh mạn tính (xơ gan, đái tháo đường, cao huyết áp...), phụ nữ có thai, trẻ em, lái xe... thì không được uống.

Theo các BS, say rượu cần được coi là cấp cứu. Uống rượu say gây ảnh hưởng tới toàn cơ thể, ở mức ngộ độc rượu sẽ ảnh hưởng trước hết tới các hệ cơ quan quan trọng như hô hấp, tuần hoàn, thần kinh... Vì vậy, phải đưa ngay bệnh nhân say rượu, ngộ độc rượu tới các cơ sở y tế có các y, bác sĩ đã được đào tạo về cấp cứu chống độc.

Các dấu hiệu nguy hiểm cần phải phân biệt và xử trí ngay là: hôn mê (gọi không tỉnh), co giật; suy hô hấp (thở chậm; ngừng thở; ứ đọng đờm dãi; chất nôn, dịch dạ dày trào ngược vào phổi do bệnh nhân hôn mê không còn phản xạ bảo vệ đường hô hấp...), suy tuần hoàn (tụt huyết áp, không bắt được mạch, nhịp tim chậm, loạn nhịp tim...) và các dấu hiệu nguy hiểm khác như hạ đường huyết, chấn thương...

Sau uống rượu có dấu hiệu này, cần cấp cứu ngay ảnh 2

Bệnh nhân bị ngộ độc rượu điều trị tại BV Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Hoàng Táo

Khi phát hiện được bất kỳ dấu hiệu nào ảnh hưởng tới các hệ cơ quan quan trọng trên cần đưa ngay bệnh nhân ngộ độc rượu tới các cơ sở y tế gần nhất. Trong trường hợp không có dấu hiệu bất thường nêu trên, và bệnh nhân có biểu hiện say rượu, cần gọi nhân viên y tế tới để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Theo Rd.com (trang tin tức ở Mỹ), rượu làm mất hết vitamin B trong toàn hệ thống cơ thể bạn và điều này khiến bạn cảm thấy mệt hơn vào ngày hôm sau. Uống vitamin B tổng hợp liều 50g trước khi bạn bắt đầu uống rượu và một liều trong lúc bạn uống rượu có thể giúp giảm cảm giác mệt mỏi, đau đầu vào sáng hôm sau. Cách đơn giản để vượt qua cảm giác mệt mỏi do say xỉn là tống hết lượng cồn và các chất độc ra khỏi cơ thể. Tắm nước nóng sẽ giúp cơ thể thoát khỏi mùi khó chịu của bia rượu và cảm giác mệt mỏi. Nhưng cần thận trọng, bạn đừng tắm quá lâu và nên uống một cốc nước lạnh hay nước lọc khi tắm để tránh mất nước quá nhiều. Bạn có thể thêm chút muối vào nước tắm sẽ giúp thúc đẩy quá trình giải độc cơ thể. Nạp lại lượng nước đã mất là một trong những cách nhanh nhất để cảm thấy khỏe hơn sau một đêm quá chén và một cốc nước chứa chất điện giải tươi mát là lựa chọn thích hợp. Nước dừa có lợi hơn hẳn hầu hết các loại nước tăng lực khác và chứa nhiều kali. Nó thậm chí còn giúp làm dạ dày dễ chịu hơn.
Sau uống rượu có dấu hiệu này, cần cấp cứu ngay ảnh 3 Cách giải ngộ độc rượu đơn giản và dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể. Ảnh minh hoạ: Internet
Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố kali, canxi, natri... Cách giải ngộ độc rượu đơn giản và dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể. Tính lạnh, vị ngọt mát tự nhiên của mía có công dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, dễ hấp thụ và giải rượu. Ngoài ra, mía còn cung cấp lượng đường và nước cho cơ thể do uống nhiều bia rượu. Tuy nhiên, khi say rượu mọi người nên dùng mía ép tươi chứ không nên dùng đường chế từ mía đã tinh luyện. Cam tươi cũng giống như chanh và tắc, nó có công dụng giải rượu rất nhanh đồng thời cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể nữa. Khi say xỉn bạn có thể ăn 1 quả cam hay uống 1 ly cam vắt sẽ giúp cho bạn hết buồn nôn, đau đầu và tỉnh táo nhanh chóng.

Để phòng ngừa ngộ độc rượu bia, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, người dân cần thực hiện các nguyên tắc sau:

1. Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.

2. Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.

3. Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.

4. Không uống rượu khi: Không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.

5. Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.

MỚI - NÓNG