Sáng 15/4 ghi nhận 4 ca mắc mới COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Sáng 15/4 ghi nhận 4 ca mắc mới COVID-19
TPO - Sáng 15/4, Bộ Y tế cho biết có 4 ca mắc mới COVID-19 (BN2734-2737) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Kiên Giang, Khánh Hoà.

Cụ thể:

Bệnh nhân 2734 (BN2734) ghi nhận tại tỉnh Kiên Giang: Bệnh nhân nam, 25 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng. Ngày 10/4, bệnh nhân từ nước ngoài nhập cảnh cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả xét nghiệm ngày 13/4 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế thành phố Hà Tiên.

Bệnh nhân 2735 (BN2735) ghi nhận tại tỉnh Khánh Hòa: Bệnh nhân nữ, 27 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bệnh nhân 2736 (BN2736) ghi nhận tại tỉnh Khánh Hòa: Bệnh nhân nam, 32 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Bệnh nhân 2737 (BN2737) ghi nhận tại tỉnh Khánh Hòa: Bệnh nhân nam, 26 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Ngày 11/4, BN2735-2737 từ Nhật Bản nhập cảnh Sân bay Cam Ranh trên chuyến bay VJ8645 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Khánh Hòa. Kết quả xét nghiệm ngày 14/4, các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 38.743.

Bộ Y tế cho biết có thêm 1.767 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 14/4.

Tính đến 16 giờ ngày 14/4, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 tại 19 tỉnh/TP cho 62.028 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, công an.

Chi tiết 1.767 người được tiêm tại 7 tỉnh/TP trong ngày 14/04/2021 như sau:

1) ​Hà Nội: 52 người

2)​ Quảng Ninh: 663 người

3)​ Hải Phòng: 173 người

4) ​Điện Biên: 191 người

5)​TP. Hồ Chí Minh: 418 người

6)​ Bắc Giang: 90 người

7)​ Bắc Ninh: 180 người (đợt 2)

Trước những quan điểm khác nhau về vắc xin phòng COVID-19, đại diện Bộ Y tế khẳng định, thế giới đang có hiện tượng vắc xin cung cấp không đủ mua, đang ở trong “cuộc đua tranh khốc liệt”. Do đó, Việt Nam phải cố gắng hết sức để có vắc xin phòng COVID-19 sớm nhất.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đã nảy sinh những khó khăn, vướng mắc mới trong tiếp cận, đàm phán mua các nguồn vắc xin, thậm chí “phải chấp nhận rủi ro mới tiếp cận được nguồn vắc xin”.

Đối với việc kiểm soát người nhập cảnh trong khi đợi chính sách về hộ chiếu vắc xin, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phải tiếp tục siết chặt bởi tình hình dịch bệnh trên thế giới đang tăng trở lại; tiếp tục thực hiện cơ chế tổ công tác gồm 5 bộ (Y tế, Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, GTVT) trong điều phối các chuyến bay đưa các đối tượng chuyên gia người nước ngoài, lao động kỹ thuật cao nhập cảnh vào Việt Nam, và xử lý nghiêm những trường hợp đưa người không đúng đối tượng ưu tiên vào nhập cảnh.

114 đơn vị được cấp phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19

Bộ Y tế cho biết, tính đến 13/4/2021 đã có 114 đơn vị được phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19. Các đơn vị này bao gồm:

Miền Bắc

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng

Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế

Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Trường Đại học Y tế công cộng

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang

Trung tâm y tế dự phòng Hải Phòng

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nam Định

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Bệnh viện Nhi Trung ươngBệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Phổi Trung ương

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí

Bệnh viện KBệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La

Bệnh viện Thanh Nhàn

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Bệnh viện Medlatec

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

Bệnh viện Bưu điện

Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ (Hà Nội)

Bệnh viện Quân y 103

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bệnh viện Quân y 110

Viện Y học dự phòng Quân đội

Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương

Chi cục Thú y vùng II

Chi Cục Thú y vùng III

Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga

Miền Trung

Viện Pasteur Nha Trang

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

Bệnh viện C Đà Nẵng

Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng

Bệnh viện 199 – Bộ Công an

Tây Nguyên

Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắc Nông

Miền Nam

Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh

Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cần Thơ

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh

Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước

Trung tâm Y tế Phú QuốcBệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM

Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh thuộc Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai

Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí MinhBệnh viện FV– TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng

Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu

Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Bệnh viện Quận Thủ Đức

Bệnh viện Gia An 115

Bệnh viện Quận 2

Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh viện Quân y 175

Chi cục Thú y vùng VI

Chi cục Thú y vùng VII

Trung tâm Y tế dự phòng Quân đội phía Nam

Bệnh viện Quân y 7A

Hải Dương: Chỉ còn 4 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Dương, toàn tỉnh có tổng 726 ca bệnh COVID19, trong đó, 722 người đã khỏi bệnh. Hiện tại, chỉ còn 4 bệnh nhân đang điều trị. Toàn tỉnh không còn các trường hợp F1, F2.

Trong số 4 bệnh nhân COVID-19 này, có 1 trường hợp đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương, 3 trường hợp điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Về công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19, trong đợt 1, Hải Dương được Bộ Y tế phân bổ 33.000 liều vắc xin COVID-19 và triển khai tiêm được 18.645 liều. Hải Dương vừa tiếp tục được phân bổ thêm 43.700 liều.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Hải Dương căn cứ vào số vắc xin được cấp đợt 2, tiếp tục phân bổ cho các địa phương: TP.Hải Dương 5.700 liều; thị xã Kinh Môn và huyện Tứ Kỳ mỗi nơi 3.700 liều; các huyện, thành phố Chí Linh, Thanh Hà, Ninh Giang, Nam Sách, Kim Thành, Gia Lộc mỗi nơi 3.500 liều; Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang mỗi nơi 3.200 liều.

Đợt 2 tiêm chủng vắc xin COVID-19 được ngành y tế đề xuất triển khai từ 15/4 - 15/5. Trung tâm y tế huyện/thành phố/thị xã là đầu mối tổ chức triển khai. Địa điểm tổ chức tiêm chủng tại các phòng tiêm chủng đã được công bố đủ điều kiện tiêm chủng của trung tâm y tế, trạm y tế và một số bệnh viện tuyến tỉnh.

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, Sở Y tế yêu cầu các địa phương chỉ tổ chức tiêm ở những nơi đủ điều kiện. Tất cả các điểm tiêm chủng, đặc biệt là các trạm y tế xã/phường/thị trấn cần tăng cường năng lực xử lý sau tiêm, thực hiện tốt công tác khám sàng lọc và đảm bảo các quy định an toàn tiêm chủng.

Bình Định tiếp nhận 8.400 liều vắc xin phòng COVID-19

Ngày 15/4, trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Quang Hùng – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết, đã tiếp nhận 8.400 liều vắc xin phòng COVID-19, hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của tỉnh. Đây là vắc xin AstraZeneca được Bộ Y tế phân bổ cho tỉnh vào đầu tháng này.

Theo ông Hùng, để triển khai cho công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, trong 2 ngày 13 – 14/4, các đơn vị, cơ sở y tế đã được tập huấn kỹ lưỡng, chuẩn bị tất cả các điều kiện. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt kế hoạch tổng thể tiêm vắc xin giai đoạn 1.

“Trong tuần tới, sở sẽ phê duyệt kế hoạch để tiến hành tiêm”, ông Hùng cho hay.

MỚI - NÓNG
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
TPO - Tại tòa, bị cáo thuộc đơn vị tư vấn khai quá trình thi công cho đến trước ngày diễn ra sạt trượt, đơn vị tư vấn không nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan đến hồ sơ thiết kế. 'Nước ngầm' mà cáo trạng đề cập là do thấm từ trên xuống, lỗi này do đơn vị thi công sử dụng đất đắp không đạt yêu cầu.