Sản xuất lúa gạo tạo khí nhà kính nhiều nhất trong nông nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ông Lê Thanh Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam - cho biết, Việt Nam cam kết tới năm 2050 đạt mục tiêu Net Zero, trong khi sản xuất lúa gạo tạo ra khí nhà kính nhiều nhất trong nông nghiệp. Sản xuất lúa gạo phải thích ứng biến đổi khí hậu nhưng cũng không làm suy giảm năng suất, chất lượng và phải bán được giá cao.

Thông tin được Phó Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam đưa ra tại Hội thảo Định vị giá trị hạt gạo trong kỷ nguyên mới. Hội thảo do Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) phối hợp với Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ và trang Việt Nam đầu tư tổ chức ngày 4/4, tại Cần Thơ.

Xuất và nhập khẩu gạo đều tăng

Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch VFA - cho biết, diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam ổn định trong 5 năm qua, nhưng xuất khẩu tăng mạnh. Đặc biệt, năm 2024, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu gạo khi vượt mốc 9 triệu tấn, kim ngạch hơn 5,6 tỷ USD.

Dù xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng ông Nam thông tin Việt Nam cũng trong nhóm 10 nước nhập khẩu gạo nhiều nhất toàn cầu. Nếu năm 2021 mới nhập khẩu 1,8 triệu tấn, tới năm 2024 đã lên 3,8 triệu tấn, chủ yếu từ Campuchia. Điều này do sản xuất phân khúc gạo thơm, gạo chất lượng cao ngày càng được nông dân lựa chọn.

“Tôi đi tới Đồng bằng sông Cửu Long, dường như lúa IR50404 (gạo phân khúc thấp - PV) không còn được trồng nữa. Như vậy, cái gì giá cao thì chúng ta làm và bán, cái gì rẻ thì nhập về”, ông Nam nói.

Sản xuất lúa gạo tạo khí nhà kính nhiều nhất trong nông nghiệp ảnh 1

Chủ tịch VFA - Đỗ Hà Nam. Ảnh: CK.

Cũng theo Chủ tịch VFA, Việt Nam đang dần chiếm lĩnh các thị trường truyền thống như Philippines, châu Phi… nhờ sự khác biệt về chất lượng và giá cả. Doanh nghiệp (DN) Việt cũng thay đổi trong tập quán sản xuất, nghiên cứu thị trường. Gạo Việt Nam có cơ cấu tốt, có lúc không còn hàng để bán. "Vấn đề là chúng ta làm sao để điều tiết, giữ ổn định giá cả cho bà con nông dân và DN xuất khẩu”, ông Nam nói thêm.

Ông Đỗ Hà Nam cho biết, ngành lúa gạo Việt đang có 2 hình thức xuất khẩu chính. Lúa trồng trong nước đem gạo xuất khẩu, hiện diện tích trồng lúa tiếp tục thu hẹp, sản lượng chỉ còn từ 3-4 triệu tấn gạo. Do vậy, với nguồn cung gạo trong nước sẽ khó mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng không mở rộng sẽ bị ép giá. Cũng có DN Việt nhập khẩu gạo để chế biến và xuất khẩu, như nhập từ Campuchia, được lợi cả người bán và người mua. Nông dân Campuchia thích bán cho DN Việt nhờ giá tốt hơn, DN tham gia sâu hơn vào thị trường lúa gạo thế giới.

Nhiều thách thức

Chia sẻ về Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp, ông Lê Thanh Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam - nêu ra các thách thức, khó khăn. Việt Nam cam kết tới năm 2050 đạt mục tiêu Net Zero, trong khi sản xuất lúa gạo tạo ra khí nhà kính nhiều nhất trong nông nghiệp. Sản xuất lúa gạo phải thích ứng biến đổi khí hậu nhưng cũng không làm suy giảm năng suất, chất lượng và phải bán được giá cao.

Theo ông Tùng, nếu không làm Đề án 1 triệu ha, ngành lúa gạo hầu như luôn có vấn đề, do không đồng bộ. Nông dân chỉ mong muốn ổn định thu nhập, sản xuất lúa phải có lời, chất lượng cao, an toàn thực phẩm.

"Chúng ta nói nông nghiệp - nông thôn - nông dân, nhưng thực tế nông thôn mới chủ yếu đầu tư đường sá, hạ tầng, chưa quan tâm nhiều tới nông dân, không ai làm thay đổi cách suy nghĩ của người nông dân. Điều này Đề án 1 triệu ha lúa cần giải quyết, một thách thức lớn, nhưng là cách giải quyết vấn đề”, ông Tùng nói.

Sản xuất lúa gạo tạo khí nhà kính nhiều nhất trong nông nghiệp ảnh 2

Nếu không làm Đề án 1 triệu ha, ngành lúa gạo hầu như luôn có vấn đề, do không đồng bộ.

Phó Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam cho rằng, muốn hạt gạo Việt Nam được định vị tốt, có thương hiệu phải bắt đầu từ sự thân thiện, trách nhiệm của hạt gạo Việt với môi trường, người tiêu dùng. Quan trọng nhất, cần sự minh bạch về cây lúa Việt, từ sản xuất đến tiêu dùng, bày ra những việc làm tốt cho xã hội với thế giới, như vậy mới nâng cao giá trị thương hiệu.

Ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ - cho rằng, ngành hàng lúa gạo có những bước thăng trầm, đời sống của người nông dân trồng lúa vẫn còn nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp so với một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác. Sản xuất lúa cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu, vấn đề môi trường yêu cầu ngày càng cao, về thương hiệu.

MỚI - NÓNG
Lào Cai và Yên Bái lập Ban Chỉ đạo sáp nhập tỉnh
Lào Cai và Yên Bái lập Ban Chỉ đạo sáp nhập tỉnh
TPO - Chiều 9/4, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai làm việc với Tỉnh ủy Yên Bái nhằm đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng thời trao đổi phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên khởi nghiệp hiệu quả với du lịch sinh thái

Thanh niên khởi nghiệp hiệu quả với du lịch sinh thái

TPO - Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp trong thanh niên Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ. Với sức trẻ, khát vọng vươn lên và sự hỗ trợ từ chính quyền thành phố, các tổ chức đoàn thể, ngày càng có nhiều bạn trẻ dấn thân trên con đường lập nghiệp, góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tích cực trong cộng đồng.
Binh chủng Đặc công tôn vinh các chiến binh trẻ tiêu biểu

Binh chủng Đặc công tôn vinh các chiến binh trẻ tiêu biểu

TPO - Năm 2024, với sự nỗ lực vượt khó vươn lên của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, hội viên ở Binh chủng Đặc công, đã có 22 tập thể được tặng Cờ thi đua và 58 cá nhân được tặng Bằng khen các cấp; 2 cá nhân được tuyên dương Gương mặt trẻ triển vọng toàn quân, 115 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
Tuổi trẻ Đà Nẵng lan tỏa, tạo dấu ấn đậm nét trong Tháng Thanh niên

Tuổi trẻ Đà Nẵng lan tỏa, tạo dấu ấn đậm nét trong Tháng Thanh niên

TPO - Tháng Thanh niên hằng năm luôn là dịp để tuổi trẻ cả nước nói chung và tuổi trẻ Đà Nẵng nói riêng thể hiện vai trò xung kích, tinh thần cống hiến và trách nhiệm với cộng đồng. Với chủ đề "Tuổi trẻ Đà Nẵng tự hào, vững tin theo Đảng", Tháng Thanh niên năm 2025 đã chứng kiến nhiều hoạt động ý nghĩa, sôi nổi, để lại dấu ấn sâu đậm trên địa bàn thành phố.
Giới hạn đạo đức trong nội dung của KOC

Giới hạn đạo đức trong nội dung của KOC

TPO - Môi trường tiếp thị số đang dễ bị "làm mờ" bởi danh tiếng và lượt tương tác, đâu là giới hạn đạo đức trong nội dung cần có của KOC? Và ranh giới giữa cảm nhận cá nhân - trách nhiệm xã hội trong quảng cáo đang là một trong những vấn đề được dư luận quan tâm.