Trong khuôn viên Trung tâm hội nghị tỉnh Lạng Sơn- nơi diễn ra đâị hội đảng tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, có trên chục gian trưng bày của 11 huyện, thành phố trên địa bàn.
Ấn tượng hơn cả là trái na “khủng” mang tên “na Hoàng hậu” của huyện miền núi Chi Lăng. Quả na này được người dân trồng trên rẻo núi Kai Kinh, có giống từ Thái Lan.
Na Hoàng hậu đều mắt, sáng, ăn ngọt, thơm. Trung bình mỗi quả nặng khoảng 1kg.
Gian hàng bí thơm của huyện Tràng Định cũng hút khách bởi mỗi quả bí nặng tới 4-5 kg/quả. Loại bí ăn ăn mềm, thơm, mát lành. Ảnh: Duy Chiến
Khoai môn to, ăn bở, đậm đà vùng ní đá Cao Lộc, Lộc Bình. Ảnh: Duy Chiến
Hiện nay đang vào vụ mùa hồng không hạt Bảo Lâm- một loạt quả đặc sản của huyện Cao Lộc. Quả hồng ăn ngọt, mát, giòn, rất bổ dưỡng đã thu hút du khách. Dịp đại hội này, đã có khoảng 4 tấn hồng để phục vụ cho đại hội đảng tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII đang diễn ra tại thành phố Lạng Sơn. Ảnh: Duy Chiến
Xôi ngũ sắc (5 màu) được làm bằng gạo lúa nước thơn ngon và các hương vị riêng có của thành phố Lạng Sơn. Ảnh: Duy Chiến
“Giá bán theo thị trường hiện nay, na Hoàng hậu đạt 150.000đ/kg. Như vậy, mỗi trái cây như thế này, người dân bỏ túi trên 100 nghìn đồng” - Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng Vi Nông Trường vui vẻ giới thiệu.
Tham quan gian hàng huyện Chi Lăng, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng ban tổ chức trung ương và đại diện lãnh đạo các ban, ngành trung ương tỏ ý vui mừng, ngạc nhiên vì quả na thật to lại có giá trị kinh tế cao.
Hạt dẻ của huyện Cao Lộc, Văn Lãng quả to, ngon không kém hạt dẻ truyền thống Trùng Khánh- Cao Bằng. Ảnh: Duy Chiến
Thạch đen huyện Tràng Định có hương vị riêng, đậm đà sản sắc dân tộc. Ảnh: Duy Chiến
Bánh chưng đen huyện Bắc Sơn là món độc đáo của người Tày, Nùng địa phương ăn ngon, bổ, mát, có tính "hạ hỏa". Ảnh: Duy Chiến
Hoa hồi Văn Quan, Văn Lãng có chất lượng, sản lượng tốt. Các địa phương này được coi là "rốn hồi" của Đông nam á và thế giới. Ảnh: Duy Chiến
Nấm lim xanh rừng là đặc sản quý hiếm của huyện Đình Lập. Ảnh: Duy Chiến
Các sản phẩm chanh leo, chanh rừng, nhựa thông là những đặc sản, thế mạnh của một số huyện miền núi, biên giới tỉnh Lạng Sơn
Khách và đại biểu dự đại hội còn thích thú với những sản vật ngon, nức tiếng của Lạng Sơn như: Hồng không hạt Bảo Lâm (huyện Cao Lộc), khoai môn (Lộc Bình), thạch đen (huyện Tràng Định), bánh chưng đen (huyện Bắc Sơn), hạt dẻ (huyện Văn Lãng), xôi ngũ sắc (thành phố Lạng Sơn), nấm lim xanh rừng (huyện Đình Lập), hoa hồi huyện Văn Quan, Văn Lãng.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều sản vật quý, hiếm thu hút khách đến từ các vùng miền nơi xứ Lạng, kèm theo đó là lời giới thiệu về lợi thế, tiềm năng của các địa phương trong tỉnh Lạng Sơn