Sân bay Hàn Quốc tạm thời đóng cửa đường băng vì bóng bay chở rác

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Việc cất cánh và hạ cánh tại sân bay quốc tế Incheon của Hàn Quốc đã bị gián đoạn trong khoảng 3 tiếng đồng hồ vì những quả bóng bay chứa rác nghi của Triều Tiên.

Người phát ngôn của sân bay Incheon cho biết, một quả bóng bay đã đáp xuống đường băng gần nhà ga hành khách số 2. Ba đường băng tại sân bay Incheon đã tạm thời đóng cửa.

Sự gián đoạn các chuyến bay nội địa và quốc tế xảy ra trong khoảng thời gian từ 1h46 sáng đến 4h44 sáng. Số lượng các chuyến bay vào thời điểm này trong ngày thường thấp. Sau đó, các đường băng đã được mở cửa trở lại.

Dữ liệu từ FlightRadar24 cho thấy 8 chuyến bay chở hàng và chở khách đến Incheon đã phải chuyển hướng đến các sân bay Cheongju hoặc Jeju của Hàn Quốc. Một máy bay chở hàng của China Cargo từ Thượng Hải đã được chuyển hướng đến Yên Đài, Trung Quốc. Một số chuyến hạ cánh khác đã bị hoãn và các chuyến khởi hành cũng bị trì hoãn vài giờ.

Đây không phải là lần đầu tiên hoạt động tại sân bay - cách biên giới Triều Tiên khoảng 40 km - bị gián đoạn bởi sự xuất hiện của bóng bay Triều Tiên.

Seoul cáo buộc phía Triều Tiên bắt đầu thả bóng bay chở rác vào Hàn Quốc từ cuối tháng 5. Hàng trăm quả bóng bay đã đáp xuống Hàn Quốc.

Sân bay Hàn Quốc tạm thời đóng cửa đường băng vì bóng bay chở rác ảnh 1

Binh sĩ Hàn Quốc ở Incheon kiểm tra rác rơi xuống đường từ những quả bóng bay nghi của Triều Tiên hôm 2/6. Ảnh: Reuters

Bình Nhưỡng cho biết những quả bóng bay này là để trả đũa chiến dịch tuyên truyền của những người đào tẩu từ Triều Tiên và các nhà hoạt động ở Hàn Quốc, những người thường xuyên gửi bóng bay mang theo thực phẩm, thuốc men, tiền bạc và truyền đơn vào Triều Tiên.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Việt Nam cần có biện pháp cải cách chi phí kinh doanh, tạo điều kiện cho DN. Ảnh minh họa: Như Ý
Dồn lực cho mục tiêu tăng trưởng
TP - Kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2024 tiếp tục ghi nhận nhiều điểm sáng, tạo tiền đề cho mục tiêu tăng trưởng cả năm ở mức 6 - 6,5%. Dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), hay nhiều tổ chức trong nước, quốc tế ủng hộ cho mục tiêu này. Tuy vậy, Việt Nam được khuyến nghị còn nhiều yếu tố cần cải thiện như đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp (DN), dồn lực cho đầu tư công, xuất khẩu.