S-300 làm 'nguội những cái đầu nóng' của Mỹ ở Syria

Ảnh: RIA Novosti
Ảnh: RIA Novosti
TPO - Mỹ lo ngại việc triển khai hệ thống S-300 ở Syria. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ kiểm soát những tổ hợp này, và họ sẽ đóng vai trò gì?.

Trên đây là chia sẻ của Đại sứ Mỹ tại Syria, ông James Jeffrey trong bối cảnh Nga và Syria đang triển khai hệ thống phòng không S-300 tại quốc gia Trung Đông này.

Theo nhà khoa học chính trị quân sự, trưởng khoa khoa học chính trị và xã hội học Trường Quản lý kinh tế Plekhanov, ông Andrei Koshkin, việc người Mỹ lo lắng khi thấy S-300 được triển khai tại Syria có thể lý giải được.

"Bây giờ thì tướng lĩnh quân đội và giới chức chính trị Mỹ hiểu ra rằng, S-300 sẽ bảo vệ quân đội Nga ở Syria cũng như định hình quan hệ chính trị và chính trị quân sự ở Trung Đông. Tất nhiên, S-300 là một trở ngại nghiêm trọng đối với hành động quân sự của Israel ở Syria, và 'xáo trộn các quân bài' của người Mỹ.

S-300 làm 'nguội những cái đầu nóng' ở cả Israel và Mỹ. Đồng thời, đây cũng là sự trợ giúp đắc lực đối với chính quyền Damascus cũng như các quốc gia tham gia giải quyết  xung đột Syria bằng con đường hòa bình, cho phép thiết lập những mối quan hệ ổn định để đi từ xung đột quân sự đến giai đoạn tái thiết hòa bình ở Syria", ông Andrei Koshkin nói.

Nga chuyển đến Syria các hệ thống phòng không S-300PM-2 hồi đầu tháng 10 sau sự cố máy bay trinh sát Il-20 bị bắn nhầm ở Latakia.

Các hệ thống tên lửa phòng không S-300PM-2 đều đã được cải tiến so với các phiên bản truyền thống.

Theo đó, hệ thống S-300PM-2 được trang bị radar, đèn chiếu sáng mục tiêu tiên tiến, cùng trạm hướng dẫn và cơ quan chỉ huy di động.

Các bệ phóng của S-300PM-2 cũng đã được nâng cấp, cho phép sử dụng tên lửa tiên tiến, mạnh mẽ và có tầm bắn xa hơn so với hệ thống S-300 cổ điển.

Cụ thể, hệ thống S-300 cải tiến có thể phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung, tiêu diệt mục tiêu trên không ở khoảng cách 250km.

S-300PM-2 cũng được cải thiện khả năng chống nhiễu, cho phép hoạt động trong trường hợp Syria và Trung Đông xảy ra chiến tranh điện tử.

Theo Theo Sputnik News
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.