Rừng trên bán đảo Sơn Trà bị tàn phá như thế nào qua góc nhìn Flycam

Rừng trên bán đảo Sơn Trà bị tàn phá như thế nào qua góc nhìn Flycam
TPO - Sáng 28/4, tại trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng đã diễn ra hội thảo giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững bán đảo Sơn Trà do Trung tâm nghiên cứu con người và thiên nhiên, Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học nước Việt xanh (greenViet) và nhóm nghiên cứu-giảng dạy Môi trường & Tài nguyên sinh vật thuộc ĐH Đà Nẵng tổ chức. Vậy hiện trạng khu vực này giờ ra sao?

Bán đảo Sơn Trà có diện tích 4.439 hecta đất liền, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía Đông. Đây là bán đảo được xem là “viên ngọc quý” với bờ biển dài, uốn lượn cùng hệ động thực vật đa dạng.

Với đặc điểm địa hình và địa chất của bán đảo Sơn Trà, hệ thực vật có chiều cao trung bình thấp, nhiều loài cây bụi. Việc chặt phá rừng  gây ra hậu quả mất đi tầng này, phá vỡ cấu trúc tự nhiên của các tầng tán, thay đổi độ ẩm bề mặt đất dẫn đến mất môi trường sinh sống của một số loài động vật sống và kiếm ăn trên mặt đất như gà rừng, lợn rừng, mang, rùa, rắn…

Tại Sơn Trà có khoảng 143 loài thực vật có tiềm năng như Bách bộ, Thiên môn, Cà dây leo, Mãn kinh tử… việc phá rừng không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ phá vỡ hệ thực vật tự nhiên, về lâu dài là nguy cơ mất đi một khu rừng già nguyên sinh với hệ động vật thực vật tự nhiên trong lòng thành phố Đà Nẵng.

Sơn Trà có khoảng 300 cá thể chà vá chân nâu, hơn 985 loài thực vật và gần 378 loài động vật sinh sống.

Đó là nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quý giá của thành phố Đà Nẵng. Một khi nguồn tài nguyên mất đi thì không bao giờ lấy lại được.

MỚI - NÓNG