Rùng mình 'nhịp đập' reo rắc thảm họa chết chóc của Trái đất sau mỗi 27,5 triệu năm

0:00 / 0:00
0:00
Các chu kỳ liên quan đến chuyển động của Trái đất trong Hệ Mặt trời và Thiên hà có thể dẫn đến các sự kiện địa chất chết chóc cách đều nhau 27,5 triệu năm trên hành tinh của chúng ta.
Các chu kỳ liên quan đến chuyển động của Trái đất trong Hệ Mặt trời và Thiên hà có thể dẫn đến các sự kiện địa chất chết chóc cách đều nhau 27,5 triệu năm trên hành tinh của chúng ta.
TPO - Các nhà khoa học New York đã phân tích các sự kiện địa chất lớn trong 260 triệu năm qua trên Trái đất và phát hiện ra rằng, hành tinh của chúng ta có một "nhịp đập" địa chất diễn ra theo quy luật 27,5 triệu năm. "Nhịp đập" này của Trái đất gây ra các sự kiện thảm khốc như động đất, núi lửa phun trào, biến động mực nước biển hay các vụ tuyệt chủng trên biển và đất liền...

Theo Daily Mail, một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, các sự kiện thảm khốc trên Trái đất không xảy ra một cách ngẫu nhiên mà theo quy luật của một "nhịp đập" địa chất diễn ra sau mỗi 27,5 triệu năm.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện phân tích các sự kiện địa chất lớn trong 260 triệu năm qua, bao gồm các vụ tuyệt chủng trên biển và trên cạn, các vụ phun trào núi lửa, biến động mực nước biển cũng như những thay đổi hoặc tổ chức lại các mảng kiến ​​tạo của Trái đất.

Theo đó, họ phát hiện ra rằng, các thảm họa chết người trên xảy ra theo "các cụm lặp lại" cách đều nhau khoảng 27,5 triệu năm.Cụm sự kiện địa chất gần đây nhất cách đây khoảng 7 triệu năm, cho thấy nhịp tiếp theo của hoạt động địa chất lớn là hơn 20 triệu năm tới.

Những cụm sự kiện địa chất này có thể là kết quả của các "chu kỳ" hoạt động chưa được xác định bên trong Trái đất mặc dù các chu kỳ tương tự của quỹ đạo của Trái đất trong không gian cũng có thể đóng một vai trò nào đó.

Tác giả nghiên cứu, ông Michael Rampino, một nhà địa chất kiêm giáo sư tại Khoa Sinh học của Đại học New York cho biết: “Nhiều nhà địa chất tin rằng các sự kiện địa chất xảy ra trên Trái đất là ngẫu nhiên. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng thống kê cho có một chu kỳ chung cho những sự kiện này. Điều này cho thấy rằng các sự kiện địa chất có mối tương quan với nhau chứ không phải ngẫu nhiên".

Trước đó, trong 5 thập kỷ qua, các nhà khoa học đã gợi ý rằng, chu kỳ của các sự kiện địa chất lớn - bao gồm hoạt động núi lửa, sự tuyệt chủng hàng loạt trên đất liền và trên biển - nằm trong khoảng từ 26 triệu đến 36 triệu năm.

Tuy nhiên, những ước tính này bị cản trở bởi những hạn chế trong việc xác định niên đại của các sự kiện địa chất đã xảy ra trên Trái đất.

Sử dụng dữ liệu xác định niên đại mới nhất hiện có, giáo sư Rampino và các đồng nghiệp đã biên soạn hồ sơ cập nhật về 89 sự kiện địa chất có niên đại chính xác trong 260 triệu năm qua.

Chúng bao gồm các vụ tuyệt chủng trên biển và đất liền, các đợt phun trào dung nham khổng lồ của núi lửa, các đại dương bị cạn kiệt oxy, dao động mực nước biển và những thay đổi hoặc sự tổ chức lại các mảng kiến ​​tạo của Trái đất.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các sự kiện địa chất toàn cầu trên thường tập trung ở 10 mốc thời gian khác nhau trong 260 triệu năm qua và được nhóm lại thành các đỉnh hoặc nhịp cách nhau khoảng 27,5 triệu năm.

Sự tuyệt chủng hàng loạt trên đất liền, xảy ra với chu kỳ 27,5 triệu năm, phù hợp với những sự kiện thảm khốc như tiểu hành tinh va vào Trái đất hay những đợt núi lửa phun trào dung nham khổng lồ.

Những sự kiện này có thể được quyết định bởi quỹ đạo của Trái đất trong Dải Ngân hà, vốn có thể gây ra những trận mưa sao chổi có khả năng quét sạch tất cả sự sống trên hành tinh của chúng ta.

Giáo sư Rampino cũng cho biết, sự kiện tuyệt chủng (tương đối nhỏ) gần đây nhất của động vật có xương sống xảy ra cách đây 7,25 triệu năm. Vì vậy sự kiện tiếp theo "có thể xảy ra trong khoảng 20 triệu năm tới".

Theo Daily Mail
MỚI - NÓNG