Rộ tranh cãi chuyện ma quỷ liên quan đến thủ đô mới của Indonesia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tháng trước, Edy Mulyadi, một nhà báo kiêm chính trị gia cấp thấp, trở thành tiêu đề trên báo chí Indonesia sau khi nói rằng khu vực dự kiến trở thành thủ đô mới của nước này là “nơi thần linh bỏ rơi những em bé”. Mulyadi gây ra những phản ứng gay gắt từ những người dân sống ở Kalimantan.
Rộ tranh cãi chuyện ma quỷ liên quan đến thủ đô mới của Indonesia ảnh 1

Vùng Kalimantan dự kiến sẽ trở thành nơi đặt thủ đô mới của Indonesia

Cuộc tranh cãi về chuyện này cho thấy những câu chuyện về thế giới siêu nhiên vẫn ăn sâu bám rễ trong suy nghĩ của 274 triệu dân ở xứ sở vạn đảo, cũng như ở Đông Nam Á nói chung.

Mulyadi nói như trên trong một video đăng lên YouTube không lâu sau khi Hạ viện Indonesia thông qua luật vào tháng 1 vừa qua để cho phép chuyển thủ đô từ Jakarta đến Nusantara ở tỉnh Đông Kalimantan. Mulyadi nói rằng khu vực nằm trên đảo Borneo này chỉ phù hợp với “kuntilanakgenderuwo”.

Những linh hồn ma cà rồng được nói là thường trú ẩn trong những phụ nữ nữ mang thai nhưng không thể sinh con. Kuntilanak xuất hiện trong những chuyện thần thoại không chỉ ở Indonesia mà cả Singapore và Malaysia, nơi chúng được gọi là pontianak. Trong khi đó, genderuwo là sinh vật thần thoại giống như người tuyết yeti của phương Tây, thường đi lang thang trong những khu vực rừng rậm của Indonesia.

Rộ tranh cãi chuyện ma quỷ liên quan đến thủ đô mới của Indonesia ảnh 2

Nhà báo kiêm chính trị gia Edy Mulyadi. (Ảnh: YouTube)

Mulyadi hứng hàng loạt lời mắng mỏ trên mạng xã hội, thậm chí một số nhóm còn kêu gọi bắt và truy tố anh ta vì xúc phạm vùng này. Một số người khác yêu cầu trừng phạt anh ta theo luật tục hukum adat.

Tuy nhiên, đối với những người khác, câu nói của Mulyadi cho thấy người Indonesia không sống ở Kalimantan vẫn nghĩ rằng hòn đảo Borneo gắn với những thần thoại và truyền thuyết suốt nhiều thế kỷ qua, nơi những sinh vật siêu nhiên như ma và thần linh sinh sống, khiến con người sợ hãi.

Jamal Oge, một vũ công người địa phương và là thành viên cộng đồng Paser ở Đông Kalimantan, nói rằng những suy nghĩ như vậy rất phổ biến.

“Chúng tôi bị cầm tù vì tư tưởng cho rằng Kalimantan chỉ là một khu rừng lớn, nơi con người ăn thịt nhau. Nếu Mulyadi nói về nơi xuất thân của anh ta thì điều đó có thể ổn, nhưng không phải thì đừng xúc phạm vùng khác”, Janal nói.

Jamal khẳng định Kalimantan là vùng đất có lịch sử gắn với những câu chuyện ma quái, nhưng người ngoài thường không hiểu sắc thái của những câu chuyện đó. Ví dụ, trong văn hoá bản địa của người Paser, người ta tin rằng ma quỷ, tên địa phương là uwoq, có nguồn gốc từ thuyết vật linh.

Người địa phương tin rằng uwoq là linh hồn tà ma, với mỗi loại tuỳ thuộc vào nơi chúng trú ẩn. Ví dụ, uwoq danum sống trong nước, uwoq botung trú trong cây tre, và uwoq tunden ngụ trên núi.

Và người địa phương tin rằng có thể thuyết phục uwoq thôi ám ai đó nếu “trò chuyện nhẹ nhàng và tử tế”, Jamal nói. Anh nói rằng tất cả ma quỷ ở Kalimantan đều cần được đối xử bằng sự tôn trọng.

Tuy nhiên, nhiều thần thoại ở vùng đất này thường bị đưa ra làm trò đùa. Năm 2014, thống đốc Jakarta hồi đó là ông Basuki “Ahok” Tjahaja Purnama đã gây tranh cãi khi gợi ý rằng những ma quỷ ở Kalimantan khiến chuyến bay 8501 của hãng AirAsia biến mất.

Chiếc máy bay sau đó được tìm thấy dưới biển, với tất cả 162 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Hứng nhiều chỉ trích, Ahok sau đó phải rút lại lời nói, khẳng định rằng ông chỉ đùa.

Theo SCMP
MỚI - NÓNG