Màn hình trang web của Bộ Ngoại giao Ukraine sau khi bị tin tặc tấn công. (Ảnh: CNN) |
Phát biểu vài giờ sau khi Ukraine thông báo về việc bị tin tặc tấn công, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Washington đang phối hợp chặt chẽ với đồng minh NATO và các đối tác khác để nâng cao khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa trên không gian mạng.
Các chuyên gia an ninh phương Tây cho rằng đợt tấn công mạng lần này là do Nga thực hiện, nhưng không bất ngờ.
Cơ quan an ninh liên bang Nga chưa phản hồi đề nghị bình luận về vấn đề này, theo Reuters.
Một nhà ngoại giao châu Âu nói rằng tấn công mạng là một phần trong chiến lược của Nga, đã được sử dụng trong những cuộc đối đầu trước đây với Georgia và Ukraine.
Các nguồn tin nói rằng dù giới chức Mỹ, châu Âu và Canada đã lên kế hoạch trừng phạt chi tiết nếu Nga tiến quân vào Ukraine, nhưng chưa có kế hoạch cụ thể về cách đáp trả tấn công mạng.
Điều này một phần vì cần thời gian để xác định chính xác ai là thủ phạm, nhất là trong kiểu tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDOS). Tấn công kiểu này sử dụng một lưu lượng truy cập lớn từ nhiều nguồn khác nhau nhằm vào một máy chủ hoặc một mục tiêu.
Một số quốc gia, trong đó có Pháp, thường muốn tránh quy trách nhiệm công khai cho các cuộc tấn công mạng, một nhà ngoại giao châu Âu cho biết.
Một chuyên gia an ninh mạng hiểu cách làm của phương Tây nói rằng phản ứng của phương Tây có thể bao gồm cách tấn công thực tế hoặc tấn công mạng vào những máy chủ liên quan.
Những cuộc đàm phán giữa giới chức Mỹ và châu Âu gần đây tập trung vào việc trừng phạt nếu xảy ra tấn công thực tế, chứ không nêu ra những lựa chọn để đối phó với chiến tranh mạng, một quan chức châu Âu cho biết.
“Không có lộ trình chi tiết nào cho việc phải làm sau khi xảy tấn công mạng. Điều đó sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể”, một nhà ngoại giao châu Âu nói với Reuters.