Rệp xơ bông trắng hoành hành vùng mía trọng điểm ở Nghệ An

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Hiện nay, trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), rệp xơ bông trắng hại mía xuất hiện ở hầu hết các địa phương với mật độ khá cao, trong đó diện tích bị nhiễm hơn 1.000 ha.

Thời tiết mưa nắng thất thường, độ ẩm cao là điều kiện cho bệnh rệp xơ bông trắng hại mía. Chính quyền địa phương đang tích cực tuyên truyền, vận động bà con triển khai các biện pháp phòng trừ.

Chị Lê Thị Vinh (ở xóm Đồng Sim, xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) đang rất lo lắng khi hơn 1 ha mía của gia đình bị nhiễm bệnh bị rệp xơ bông trắng với mật độ khá cao.

“Mía là cây trồng mang lại nguồn thu chính cho gia đình. Sau khi đi làm cỏ, bóc lá thì tôi phát hiện mía bị rệp xơ bông trắng mật độ khá cao. Nhờ chính quyền xã và khuyến nông về hướng dẫn phun trừ rầy rệp. Đến thời điểm này chúng tôi cũng đã phun trừ gần hết diện tích”, chị Vinh chia sẻ.

Rệp xơ bông trắng hoành hành vùng mía trọng điểm ở Nghệ An ảnh 1

Thời tiết mưa nắng thất thường, độ ẩm cao là điều kiện cho bệnh rệp xơ bông trắng hại mía.

Xã Nghĩa Hưng có hơn 400ha mía, hiện nay có khoảng 40% diện tích mía bị nhiễm bệnh rệp xơ bông trắng. Chính quyền địa phương đã tiến hành kiểm tra đồng ruộng, đồng thời, thông báo cho bà con chủ động phun thuốc phòng trừ, nhằm hạn chế tối đa rệp lây lan, gây hại trên diện rộng.

Tương tự, gia đình chị Đinh Thị Thúy Ngà (trú khối Tân Tiến, thị trấn Nghĩa Đàn) cũng đang đứng ngồi không yên khi nhiều diện tích mía của gia đình bị nhiễm bệnh rệp xơ bông trắng, khiến năng suất bị giảm sút nghiêm trọng.

“Ngay khi phát hiện diện tích mía của gia đình bị nhiễm bệnh, tôi đã tiến hành bóc tỉa lá già để tạo điều kiện cho ruộng thông thoáng. Bóc những lá bị nhiễm rệp và tiêu hủy để hạn chế nguồn phát sinh, lây lan. Ngoài ra còn tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ”, chị Ngà cho hay.

Rệp xơ bông trắng hoành hành vùng mía trọng điểm ở Nghệ An ảnh 2
Rệp xơ bông trắng hoành hành vùng mía trọng điểm ở Nghệ An ảnh 3
Hơn 1.000 ha mía ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An bị nhiễm bệnh rệp xơ bông trắng

Huyện Nghĩa Đàn hiện có hơn 6.300ha diện tích trồng mía. Qua kiểm tra, khảo sát có hơn 1.000 ha mía bị nhiễm bệnh rệp xơ bông trắng, tập trung ở các xã: Nghĩa Hưng, Nghĩa Thành, Nghĩa Khánh, Nghĩa Thịnh, thị trấn Nghĩa Đàn… Tỷ lệ nhiễm với mật độ trung bình 7 - 10% lá, cao từ 15 - 17% lá, cục bộ có ruộng 30 - 40% lá. Rệp xơ bông trắng là bệnh lây lan rất nhanh và ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như năng suất và sản lượng của cây mía.

Ông Nguyễn Văn Thao, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nghĩa Đàn cho biết: “Thời điểm này cây mía đang phát triển rất tốt, nhưng rệp xơ bông trắng đã xuất hiện nhiều nơi với mật độ cao, UBND thị trấn chỉ đạo cán bộ nông nghiệp hướng dẫn bà con chủ động phun thuốc phòng trừ, hạn chế tối đa rệp lây lan, gây hại nặng trên diện rộng”.

Rệp xơ bông trắng hoành hành vùng mía trọng điểm ở Nghệ An ảnh 4

Bà con nông dân chủ động phun phòng trừ bệnh rệp xơ bông trắng

Ông Nguyễn Văn Nam, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn cho biết, thời gian tới với thời tiết nắng mưa xen kẽ tạo độ ẩm cao, là môi trường thuận lợi cho rệp phát sinh gây hại và có thể phát triển thành dịch. Để phòng trừ dịch bệnh lây ra diện rộng, Phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và các địa phương đã tuyên truyền, vận động bà con triển khai các biện pháp phòng trừ.

“Để hạn chế thiệt hại do rệp xơ bông trắng gây ra bà con nông dân cần thực hiện một số biện pháp như đối với những ruộng có mật độ còn thấp, cần bóc lá, làm cỏ cho thông thoáng; ngừng bón đạm, tăng cường bón phân kali; cắt bỏ ổ rệp để tiêu hủy. Đối với những diện tích bị nhiễm nặng cần tiến hành phun thuốc Cyfitox 300eC, Taron 50eC. Khi phun chú ý đảm bảo đủ lượng nước thuốc theo khuyến cáo và phun ướt đều mặt dưới của lá (nơi rệp cư trú) mới đảm bảo hiệu quả cao”, ông Nam chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.