TPO - Mưa nhiều, một số vùng trũng ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) ngập sâu không thể canh tác lúa. Nước ngập, cây súng mọc dại khắp các cánh đồng rồi nở hoa về đêm, được người dân gọi với tên bông súng “ma”. Việc thu hoạch bông súng "ma" có cuống dài tới vài mét mang lại nguồn thu nhập cho không ít người dân mùa nước nổi.
TP - Rau sam, tầm bóp, thài lài, rau má dại, rau móp, lá bép... đang lần lượt được các nhà khoa học nghiên cứu, nhân giống và tìm cách trồng đại trà. Vẫn là bát canh rau tập tàng của một thời xa vắng, nhưng thay vì chỉ xuất hiện ở mâm cơm nhà nghèo, giờ nó trở thành đặc sản. Câu chuyện bảo tồn những thứ rau từng nuôi lớn bao nhiêu thế hệ người Việt đã bắt đầu từ hàng chục năm nay.
TPO - Xe Đức về Việt Nam bắt đầu rẻ vì "hưởng lợi" từ EVFTA. Sự thật táo đá 10.000 đồng/kg được quảng cáo là đặc sản Hà Giang. Rau dại đi “chuyên cơ” ra Hà Nội thành đặc sản hạng sang.
TP - Các loại rau rừng ngày nào nằm trong danh mục món ăn thuộc lòng của bộ đội, dân nghèo và đồng bào các buôn làng chốn rừng cao núi thẳm, nay đã trở thành đặc sản được giới sành ăn ưa chọn vì tính ngon, vị lạ. Đã có công trình nghiên cứu, công bố thành phần dinh dưỡng của nhiều loại rau rừng và một số mô hình trồng thử nghiệm tại vườn thành công.
TP - Thuở đói kém người dân phải ăn một số loài rau “hạ đẳng” cầm hơi qua ngày. Mấy năm trước, sau nhiều đợt lũ ào ạt và rét đậm, rau cỏ khan hiếm đắt đỏ, những loài rau quen thuộc như khoai lang, đọt bí lúc bán đều được tính từng ngọn, và ở chợ xuất hiện các loài rau “lạ”.
TP - Thạc sĩ Lương Văn Dũng (Đại học Đà Lạt) cho biết, Lâm Đồng có 126 loài thực vật hoang dại được sử dụng làm rau ăn, chiếm 98% số rau rừng ở Việt Nam.
Nhiều loại rau dại rất tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng cần biết rõ xuất xứ để đề phòng trường hợp chúng mọc trên vùng đất, nguồn nước bị ô nhiễm sẽ không an toàn cho sức khỏe