Rau cóc - thần dược chữa nhiễm trùng

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Là cây mọc hoang trên các bãi cát nhưng với y khoa, rau cóc lại là nguồn dược liệu quý.

Giảm đau, trị côn trùng cắn

Tuần trước, khi cơ quan tôi đi du lịch ở Minh Hải, Kiên Giang thì một cô bạn sơ ý dẫm phải tổ kiến lửa, bị cắn sưng vù chân trái. Bạn bè đi cùng xoa kem chống côn trùng cắn nhưng chân cô đồng nghiệp của tôi vẫn xưng. Một người dân địa phương mách chúng tôi dùng lá rau cóc hơ lửa rồi chườm lên. Chân bạn tôi “nhẹ” hơn hẳn. Sau đó, họ còn cho chúng tôi biết người dân ở đây vẫn dùng cây này làm thuốc trị nhiều bệnh. Kết thúc chuyến đi, nhiều đồng nghiệp của tôi còn nhổ cây rau cóc mang về làm quà.

Rau cóc còn có tên cải đồng, cóc bồ, cúc dại và có tên khoa học là Grangea maderaspatana (L.) Poir. Đây là cây thảo dược nhiệt đới, sống quanh năm ở khắp cả nước. Rau cóc không chỉ là bài thuốc truyền miệng mà nó đã được "xướng" tên trong sách dược liệu của không ít nước trên thế giới.

Năm 2003, mẫu cây rau cóc đã được nhóm cử nhân Ngô Văn Trại, Viện Dược liệu Hà Nội thu hái tại Quảng Nam. Theo tài liệu báo cáo của nhóm thì: Rau cóc có vị đắng, tính mát, có tác dụng làm dịu và sát trùng, có thể dùng để chữa côn trùng cắn, các loại vi khuẩn và virus, giúp cơ thể phòng vệ hoặc tấn công các tác nhân gây nhiễm trùng. Để giảm đau, trị sưng phù do côn trùng cắn, bạn dùng lá rau cóc hơ nóng chườm lên vết thương.

Chữa trĩ, điều kinh

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Hằng, Phó chủ nhiệm Bộ môn Đông dược, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, rau cóc còn chữa các chứng trĩ, cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Người mắc bệnh trĩ có thể dùng rau theo nhiều cách như nấu canh, ăn sống hoặc xay nhỏ để đắp trực tiếp làm dễ tiêu hóa, giảm trĩ.

Đặc biệt rau cóc cũng được dùng làm thuốc trị ho, giúp lấy lại tiếng và làm điều kinh trở lại đối với sản phụ, nhất là sự trế kinh kèm theo chứng đau bụng và đau chân. Tại Ấn Độ, người dân cũng dùng lá sắc trong trường hợp kinh nguyệt bế tắc và bệnh vàng da.

Người thể hàn không nên dùng

Mặc dù rau cóc có nhiều tác dụng nhưng bác sĩ Hằng nhấn mạnh không phải đối tượng nào cũng nên dùng: “Đối với những người thể hàn có thể hình hơi gầy, sợ lạnh, ngại không muốn tắm khi trời nóng, không khát hoặc có khát nhưng không muốn uống, sắc mặt trắng, nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mỏi mệt, ít mồ hôi thì không nên dùng vì sẽ làm tăng lạnh trong cơ thể. Những người có tinh thần kém hưng phấn, khả năng tình dục kém, huyết áp thấp, mỡ máu và đường máu cũng hơi thấp thì không nên dùng vị thuốc này.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG