Hệ thống radar của NATO tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Press TV. |
Tướng chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu – trung tướng Mark Phillip Hertling tuyên bố, lực lượng Mỹ đã được cung cấp hệ thống radar của NATO tại tỉnh Malatya, Thổ Nhĩ Kỳ.
“Tôi chỉ có thể cung cấp thông tin về tên lửa radar cho các đơn vị quốc phòng trên mặt đất. Chúng tôi sẽ phối hợp liên tục với Hải quân và không quân Mỹ. Đây sẽ là bước tiến mới trong quá trìn hoạt động phòng thủ tên lửa”- dẫn lời trung tướng Hertling.
Các nhà hoạt động Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình chống lại các hoạt động tên lửa tại đây. Đặc biệt, kể từ khi Ankara tỏ ý sẵn sàng cất giữ hệ thống tên lửa của NATO tại tỉnh Malatya vào hồi tháng chín năm ngoái.
Nhiều chính trị gia và lập pháp hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại về việc hệ thống tên lửa radar của NATO sẽ không đem lại lợi ích cho Thổ Nhĩ Kỳ mà chỉ phục vụ lợi ích cho Israel.
Kể từ năm 2003, khi Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép Mỹ vận chuyển thiết bị quân sự phục vụ chiến tranh Iraq qua lãnh thổ nước này thì đây là hệ thống radar lớn nhất của Mỹ đóng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này được đánh giá là thành công lớn nhất nhờ sự hợp tác giữa quân sự của hai nước.
Mỹ và các nước đồng minh châu Âu đã thúc đẩy thiết lập hệ thống này như một phần lá chắn tên lửa của NATO tại châu Âu. Vấn đề này sẽ đặt Iran và Nga vào phạm vi hoạt động tên lửa của Mỹ.
Hệ thống tên lửa (còn gọi là lá chắn phòng thủ châu Âu) bao gồm các tên lửa chống đạn đạo nằm ở Romania và Balan. Một số tàu chiến lược với mục tiêu phòng thủ còn đặt tại Tây Ban Nha và hoạt động ở Đức.
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng không có quốc gia muốn đạt quốc gia mình trong “vòng lửa” thuộc thỏa thuận với NATO về vấn đề cất giữ hệ thống radar. Hệ thống tên lửa do Mỹ dẫn đầu đã bị Nga chỉ trích mạnh mẽ.
Nga thẳng thắn tuyên bố hệ thống tên lửa của Mỹ có mục đích vào nước Nga chứ không phải là phòng thủ như Mỹ đưa ra. Tuần trước, thủ tướng Nga Vladimir Putin đã thực hiện cam kết thành lập hệ thống tên lửa ở châu Âu, củng cố quân đội Nga.
Thủ tướng Putin cũng cho biết, Nga sẽ chi 770 tỷ USD trong thập kỷ tới để nâng cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự. Ông cho biết thêm, Nga phải đối phó với hệ thống tên lửa bằng việc mở rộng hệ thống phòng thủ không phận, bên cạnh việc phát triển chiến lược vũ khí hạt nhân.
Cuối tháng 10-2011, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã lệnh hoạt động cho hệ thống tên lửa cảnh báo sớm tại biên giới với các nước liên minh châu Âu, đáp ứng kế hoạch lá chắn tên lửa ở châu lục này.
Nguyễn Thủy
Theo Press TV