Trước đó, đảo Hòn Chuối, cách đất liền 17 hải lý, trên biển Tây Nam, thuộc địa phận thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời). Đảo Hòn Chuối có tiềm năng khai thác biển, dịch vụ hậu cần nghề cá và du lịch.
Trước đây, Đề án xây dựng đảo Thanh niên toàn quốc (giai đoạn 2013- 2020) đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định. Nhiều hoạt động của tuổi trẻ Cà Mau góp phần xây dựng Đảo Thanh niên Hòn Chuối đã tác động tích cực đời sống bà con và quân đội sinh sống, làm nhiệm vụ trên đảo.
Theo Quyết định quy hoạch phát triển đảo Hòn Chuối của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhằm nâng giá trị sản xuất và tỷ trọng đóng góp của đảo Hòn Chuối vào phát triển kinh tế của huyện Trần Văn Thời và của tỉnh Cà Mau. Việc quy hoạch sẽ hình thành cụm dân cư mới, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống và bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, chắn gió bão, xử lý chất thải, phòng chống các hoạt động đánh bắt trái phép…
Định hướng quy hoạch đảo Hòn Chuối phát triển toàn diện thủy sản - lâm nghiệp - nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương mại- du lịch và các lĩnh vực xã hội. Xây dựng đảo Hòn Chuối đảm bảo quốc phòng - an ninh, tổ chức lãnh thổ, hạ tầng (giao thông, quy hoạch cảng, về điện - cấp thoát nước, hạ tầng xã hội).
Thầy giáo Trần Bình Phục, sĩ quan Biên phòng trên đảo Hòn Chuối cõng chữ cho các em học sinh trên đảo.
Nghề nuôi cá bóp lồng bè phát triển quanh đảo Hòn Chuối.
Hơn 50 hộ dân sống bằng nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động góp phần xây dựng Đảo Thanh niên Hòn Chuối.
Thầy thuốc trẻ Cà Mau dã ngoại trên đảo Hòn Chuối.
Một góc đảo Hòn Chuối.