Quy định phi công nghỉ việc phải báo trước 120 ngày là trái luật

Quy định phi công nghỉ việc phải báo trước 120 ngày của Bộ GTVT được xem là phạm luật. Ảnh minh họa.
Quy định phi công nghỉ việc phải báo trước 120 ngày của Bộ GTVT được xem là phạm luật. Ảnh minh họa.
TPO - Thông tư 21 của Bộ Giao thông có quy định, phi công có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo trước 120 ngày bị Bộ Lao động ‘tuýt còi’ cho rằng trái luật

Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản phúc đáp Bộ Tư Pháp về tính hợp pháp Thông tư 21/2017 sửa đổi Thông tư 01/2011 của Bộ GTVT về Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay. 

Theo đó, Thông tư 21 có quy định, phi công có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo trước 120 ngày. Nếu nghỉ vào tháng 1, 2 thì phải làm hết tháng 2 năm đó, nếu nghỉ tháng 6, 7 thì phải làm hết tháng 7 năm đó.

Bộ LĐ-TB&XH nhận định, quy định trên không phù hợp Bộ luật Lao động năm 2012 (Điều 36, 37) và Hiến pháp năm 2013 (Khoản 2 Điều 14). 

Cụ thể, khi Bộ GTVT lấy ý kiến Thông tư 21, bộ đã có góp ý quy định trên không phù hợp với Bộ Luật Lao động (luật quy định chỉ báo trước nhiều nhất là 45 ngày). 

Cùng đó, việc kéo dài thời gian làm việc thêm 1-2 tháng so với thời gian đã báo trước cũng không phù hợp, vì hợp đồng đã hết nhưng người lao động vẫn phải làm.

Hiến pháp 2013 cũng quy định, việc hạn chế quyền con người phải quy định ở luật, không phải Thông tư 21 của Bộ GTVT. 

Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH cũng ghi nhận tính đặc thù của ngành hàng không, và nghề phi công. Do đó, cần nghiên cứu kỹ và đánh giá tác động đầy đủ, thấu đáo, có ghi nhận ý kiến của người lao động.

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.