Theo đó, các cá nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề khi tham gia hoạt động xây dựng thuộc các lĩnh vực như khảo sát xây dựng gồm khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình; địa chất thủy văn; thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế xây dựng công trình; kiểm định xây dựng; định giá xây dựng… Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đối với một hoặc nhiều lĩnh vực khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.
Trong khi đó, tổ chức phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng thuộc các lĩnh vực khảo sát xây dựng; lập quy hoạch xây dựng; lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng; quản lý dự án đầu tư xây dựng; thi công xây dựng công trình… Một tổ chức có thể đề nghị cấp chứng chỉ năng lực cho một hoặc nhiều lĩnh vực tương ứng với các hạng khác nhau theo quy định.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định rõ về trình độ chuyên môn và thời gian kinh nghiệm để cấp chứng chỉ hành nghề. Chẳng hạn, đối với lĩnh vực hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng, cá nhân có trình độ đại học thuộc chuyên ngành kiến trúc; quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị; kinh tế đô thị...;
Đối với lĩnh vực thiết kế kiến trúc công trình, cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thiết kế; chủ trì thẩm định; thẩm tra thiết kế kiến trúc công trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/CP...