Quân đội Mỹ đặt mua tên lửa SM-3 thế hệ mới

Tên lửa SM-3 Block IIA (Ảnh NavalToday)
Tên lửa SM-3 Block IIA (Ảnh NavalToday)
Tập đoàn Raytheon vừa nhận hợp đồng trị giá khoảng 543 triệu USD, cung cấp 17 tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA thế hệ mới cho Cơ quan phát triển các hệ thống chống tên lửa đạn đạo (MDA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết tên lửa SM-3 thế hệ mới đã được thử nghiệm lần đầu tiên hôm 20/10 tại châu Âu và phá hủy được một tên lửa đạn đạo.

“Quá trình phát triển mẫu SM-3 sẽ được tiếp tục tại thành phố Tucson thuộc bang Arizona và dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2020”, Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay.

Trong một diễn biến liên quan khác, Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành thử nghiệm lần hai với tên lửa SM-3 thế hệ mới.

Một nguồn tin giấu tên cho biết, trong quá trình thử nghiệm tại vùng biển gần Malibu, tên lửa SM-3 lần đầu tiên mở cảm biến dò tìm tên lửa đối phương trong không gian và sử dụng các tên lửa kiểm soát tọa độ mới.

Theo thông báo của MDA, tên lửa SM-3 chỉ kiểm tra các tính năng trong lần thử nghiệm thứ hai và không đánh chặn bất cứ tên lửa nào. Tuy nhiên, MDA khẳng định sẽ kiểm tra khả năng đánh chặn của tên lửa này trong thời gian tới.

Những năm qua, Mỹ đã chi hơn 2 tỷ USD cho chương trình phát triển tên lửa SM-3 IIA, trong khi Nhật Bản cũng chi khoảng 1 tỷ USD cho chương trình này.

Tên lửa thế hệ mới là một biến thể của mẫu SM-3 đời đầu và được phát triển để sử dụng cùng với hệ thống chiến đấu Aegis. Tên lửa SM-3 Block IIA có mục tiêu chính là phá hủy các mối đe dọa tên lửa đạn đạo của đối phương.

So với tên lửa SM-3 đời đầu, tên lửa SM-3 Block IIA có hệ thống phóng lớn hơn, cho phép loại vũ khí này can thiệp vào các mối đe dọa sớm hơn và bảo vệ được một vùng rộng lớn.

Vụ thử nghiệm chung giữa quân đội Nhật Bản và Mỹ được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong việc triển khai tên lửa SM-3 thế hệ mới trên các tàu khu trục lớp Aegis của Mỹ và tàu Kondo của Nhật Bản, cũng như tại hệ thống Aegis Ashore của Mỹ ở Ba Lan vào năm 2018.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG