Quá trình phát triển của công nghệ hiện đại trên ôtô
TPO - Các công nghệ hiện đại đã lần lượt xuất hiện trên ôtô từ nhưng năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, và chứng minh khả năng sáng tạo vẫn còn rất lớn.
Quá trình "tiến hóa" của ôtô đã diễn ra từ cách đây rất lâu trong khi công nghệ trên xe còn phát triển nhanh hơn nữa. Chiếc ôtô đầu tiên được phát minh vào năm 1886 như Mercedes-Benz đã từng công bố, và sau đó Henry Ford đã cách mạng hóa ngành công nghiệp này với mẫu Model T được sản xuất năm 1908.
Các công nghệ hiện đại được phát triển cho ôtô từ năm 1990 đến nay.
Vào năm 1922, bộ đánh lửa điện tử đã thay thế tay quay khởi động nhưng mãi đến năm 1949, Chrysler mới giới thiệu khả năng đánh lửa bằng cách vặn chìa khóa vào các xe được sản xuất đại trà. Bộ phận châm lửa thuốc lá được tích hợp trong ôtô vào năm 1921, sau đó là radio vào năm 1930.
Sau đó, tay lái trợ lực điện xuất hiện từ năm 1951, điều hòa không khí được Chrysler trang bị cho xe vào năm 1953. Dây đai an toàn 3 điểm xuất hiện vào năm 1959 trên các mẫu xe Volvo. Bảng điều khiển kỹ thuật số đầu tiên xuất hiện vào năm 1974, túi khí trở thành tiêu chuẩn trên ôtô từ năm 1980 và đến những năm 90, các công nghệ ôtô thực sự nâng lên tầm cao hơn, đó là thời điểm bắt đầu của sự hiện đại hóa.
Năm 1990: Hệ thống định vị vệ tinh tích hợp
Trước đây, tài xế phải sử dụng bản đồ giấy và chỉ đường bằng văn bản. Sau đó, các công ty ôtô bắt đầu trang bị hệ thống định vị tích hợp, chủ yếu để xác định chính xác vị trí của xe. Sau đó, vào năm 1990, Mazda là nhà sản xuất đầu tiên đưa hệ thống định vị dựa trên GPS lên một chiếc ôtô. Còn ở Mỹ, hệ thống định vị GPS đầu tiên trên xe đến từ Oldsmobile và là tùy chọn có giá 1.995 USD vào năm 1995. Mãi đến năm 2000, chính phủ Mỹ mới đưa tín hiệu GPS chính xác hơn cho mục đích dân sự và khả năng dẫn đường dựa trên GPS dần trở nên phổ biến từ đó.
Năm 1996: Xe kết nối
Thuật ngữ "xe kết nối" đã trở nên thông dụng trong thế kỷ 21 nhưng chính GM đã làm việc cùng Motorola để tạo ra hệ thống kết nối đầu tiên cho một chiếc ôtô và gọi nó là Onstar. Các hệ thống viễn thông Onstar đầu tiên có thể gọi dịch vụ khẩn cấp nếu phát hiện một túi khí trên xe đã bung, và nó được trang bị cho những mẫu Cadillac Eldorado, Deville và Seville. Theo thời gian, khả năng thêm các vị trí GPS, truyền giọng nói và dữ liệu được phát triển cùng lúc. Onstar hiện vẫn là một tính năng trên ôtô và đang ở thế hệ thứ 10 của mình.
Năm 1998: Màn hình hiển thị trên kính lái có màu
Màn hình hiển thị trên kính lái (HUD) là một sáng tạo trong khoa học viễn tưởng những năm 80. Tuy nhiên, công nghệ này đã trở thành hiện thực vào năm 1998 với mẫu Oldsmobile Cutlass Supreme Indy Pace Cars và các bản sao. Sau đó, Toyota và Nissan dần cung cấp chúng trên các mẫu xe và hiện nay màn hình HUD đã trở nên phổ biến cho ôtô, và là một trang bị cao cấp. Hầu hết các hệ thống HUD đều có màu sắc để thu hút sự chú ý của người lái vào các thông tin thích hợp, Chevrolet Corvette là mẫu xe đầu tiên có màn hình HUD màu, ra mắt vào năm 1998.
Năm 1999: Kiểm soát hành trình chủ động bằng laze
Mitsubishi đã đi tiên phong với công nghệ kiểm soát hành trình điều khiển bằng laze, sử dụng bướm ga và hộp số để điều khiển tốc độ xe thay vì phanh. Sau đó, Mercedes đã giới thiệu hệ thống Distronic vào năm 1999 trên S-Class và CL như một hệ thống kiểm soát hành trình tự động đầu tiền được hỗ trợ bởi radar trên toàn cầu.
Năm 2000/2001: Bluetooth
Kết nối Bluetooth với điện thoại di động là một điều gần như không thể thiếu ngày nay, đến năm 2020, rất hiếm có mẫu xe nào được bán ra mà không tích hợp công nghệ này. Tuy nhiên, vào giữa những năm 90, các chủ xe chỉ có thể mua bộ đầu giải trí có Bluetooth để lắp thêm, và phải mất vài năm sau, tính năng kết nối này mới chính thức xuất hiện trên ôtô như một tùy chọn. Chrysler từng coi việc tích hợp Bluetooth lên ôtô là một ý tưởng tuyệt vời từ lâu nhưng nhiều khả năng Acura TL mới là mẫu xe đầu tiên trang bị Bluetooth tại Mỹ.
Năm 2001: Hệ thống giải trí hiện đại
Khá khó xác định thời điểm ra đời của hệ thống giải trí như hiện gày. Năm 2001, BMW giới thiệu hệ thống iDrive của mình cho 7 Series vào năm 2001 với một màn hình nổi bật được điều khiển bởi một núm trung tâm. Tuy nhiên, màn hình cảm ứng xuất hiện lần đầu trên một chiếc ôtô từ năm 1986 với mẫu Buick Riviera và màn hình CRT màu xanh và đen.
Tại thời điểm đó, tờ Popular Mechanics viết rằng màn hình cảm ứng đã "vi phạm Yêu cầu Đầu tiên về công thái học - bạn phải rời mắt khỏi đường sá để thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào". 21 năm sau, với việc Apple ra mắt mẫu iPhone đầu tiên năm 2007, cả ngành công nghiệp ôtô đã chứng kiến bước chuyển lớn sang hệ thống màn hình cảm ứng hoàn toàn.
Năm 2002: Camera lùi
Chiếc xe thử nghiệm đầu tiên với camera lùi là mẫu concept Buick Centurion 1956. Volvo cũng từng muốn hiện thực hóa ý tưởng với chiếc xe Volvo Experimental Safety Car 1972 nhưng không được đưa vào sản xuất trong một thời gian dài. Mẫu xe chính thức sở hữu trang bị này là Toyota Soarer Limited 1991 cho thị trường Nhật Bản.
Tuy nhiên, chính Infiniti mới là nhà sản xuất đầu tiên đã bổ sung camera lùi để hướng dẫn đỗ xe trên sedan Q45 2002. Nissan cũng giới thiệu mẫu Primera 2002 với công nghệ này ở các thị trường ngoài Hoa Kỳ. Ý tưởng về camera quan sát xung quanh xe cũng xuất hiện trên Infiniti EX35 2008, với 3 camera cho góc nhìn 360 độ từ trên xuống
Năm 2004: Khởi động từ xa
Công nghệ khởi động xe từ xa đã có trên xe thông qua dịch vụ hậu mãi từ lâu. Tuy nhiên, đến năm 2004, GM mới quyết định tích hợp sẵn tính năng này từ khi xuất xưởng. Trước khi khởi động, ôtô đã được thiết lập kiểm tra trước mức dầu, nhiệt độ động cơ, vị trí bướm ga, vị trí phanh và cần số và điện áp ắc quy. Nếu mọi thứ không gặp vấn đề và nắp ca-pô không mở, chiếc xe có thể khởi động từ xa bằng chìa khóa.
Năm 2006: Đỗ xe tự động
Lexus đã giới thiệu mẫu xe có khả năng tự động đỗ đầu tiên từng được sản xuất phổ thông - LS 460 2006. Để kích hoạt tính năng này, người lái phải chuyển về số lùi, bật camera lùi sau đó nhấn biểu tượng đỗ xe trên màn hình để chọn một ô đất chữ nhật đủ để đỗ. Người lái có thể thoải mái nhả tay để xe tự động di chuyển và lùi và chuồng.
Năm 2007: Theo dõi điểm mù
Vì các cột trên ôtô phải dày hơn do luật an toàn quy định nên khoảng điểm mù sẽ tăng lên khi người lái quan sát gương chiếu hậu. Do đó, Volvo đã phát triển Hệ thống Thông tin Điểm Mù của mình và đưa nó vào mẫu S80 sedan năm 2007, với việc đưa ra cảnh báo rõ ràng cho người lái khi có phương tiện bất kỳ vượt lên.
Năm 2007: Đèn pha LED
Đèn Halogen thông thường sẽ tốn nhiều năng lượng và chỉ có tuổi thọ khoảng 800 giờ sử dụng. Chính vị vậy, đèn pha LED tạo ra sự cân bằng tuyệt vời với áng sáng trăng, tiết kiệm năng lượng và tuổi thọ cao. Chúng cũng giúp các nhà sản xuất tạo nên nhiều hình thù với kích thước bóng nhỏ. Việc sử dụng đèn LED trên ôtô đã xuất hiện từ lâu khi trang bị cho đèn phanh của Chevrolet Corvette 1986. Kia sử dụng đèn báo rẽ LED cho xe của mình từ năm 2002, và Audi R8 có đèn chạy ban ngày LED năm 2007. Ngoài thị trường Mỹ, R8 có tùy chọn đèn pha LED đầu tiên, và các mẫu xe sau đó cũng dần áp dụng công nghệ chiếu sáng mới này.
Năm 2009: Kết nối với điện thoại thông minh
Vào năm 2009, Mercedes đã ra mắt lần đầu ứng dụng cho phép truy cập vào ôtô từ xa, sử dụng điện thoại thông minh của chủ xe. Nó hoạt động với iPhone và Blackberry, cho phép khóa và mở khóa cửa từ xa cũng như tìm vị trí của xe. Kể từ đó, các ứng dụng từ các nhà sản xuất đã tăng dần phạm vi truy cập bao gồm: Kiểm tra mức nhiên liệu, vị trí xe, khởi động từ xa và đặt hẹn dịch vụ.
Năm 2012: Giấy phép đầu tiên cho xe tự hành
Cuộc đua chế tạo xe tự hành xuất hiện từ những năm 2010. Chính Google đã bảo đảm giấy phép đầu tiên đưa công nghệ không người lái được thử nghiệm chính thức. Toyota Prius đã được cấp phép tại Nevada và thử nghiệm các hệ thống tự hành. Điều đã kéo theo nhiều tính năng hỗ trợ người lái như: Giữ làn, tránh va chạm và hệ thống kiểm soát hành trình chủ động. Năm 2014, Tesla đã tích hợp công nghệ Autopilot lần đầu tiên trên ôtô cho phép hệ thống điều khiển xe mà không cần người lái can thiệp.
Năm 2014: Apple CarPlay
Một vấn đề phổ biến với các hệ thống giải trí trên ôtô là chúng không vận hành tốt cùng điện thoại thông minh. Ứng dụng CarPlay của Apple đã xuất hiện trên thị trường năm 2014, và theo sau là Android Auto, đã thay đổi điều đó. Cả Apple và Google đều tích hợp cho các ứng dụng này khả năng điều khiển bằng giọng nói, dẫn đường, du lịch, âm nhạc,...
Năm 2018: Dùng điện thoại làm chìa khóa
Chía khóa thông minh đã có mặt trên ôtô trong thời gian dài. Phải mất nhiều năm sau, các nhà sản xuất ôtô mới tích hợp khả năng mở khóa bằng điện thoại thông minh, Tesla giới thiệu công nghệ này lần đầu vào năm 2018. Mẫu Model 3 có thể xác nhận được điện thoại của tài xế từ khoảng cách 90 mét để mở cửa. Đã có các lo ngại về vấn đề bảo mật và an toàn, đó là lý do giải thích tại sao các hãng xe truyền thống vẫn khá chậm chạp trong việc tích hợp công nghệ này nhưng chắc chắn đây là một lựa chọn phù hợp.
TPO - Ngày 15/12, tại Khu tái định cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai), Đoàn Công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn, đã thăm hỏi, bàn giao nhà, tặng quà cho người dân.
TPO - Lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cho biết, Bộ vừa có công văn yêu cầu Đại học Huế tổ chức đánh giá lại nội dung luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An Hòa. Trước đó, luận án tiến sĩ này bị kết luận có lỗi đạo văn.