PV: Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã quyết liệt như thế nào trong tháo gỡ “thẻ vàng” của Uỷ ban Châu Âu đối với thuỷ sản Việt Nam?.
Ông Phạm Quốc Sử: Tỉnh Cà Mau được xem là một trong những địa bàn trọng điểm về hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài cả về số lượng người, số lượng tàu và hành vi vi phạm. Ở đây, hành vi vi phạm không chỉ dừng lại ở phạm vi trong tỉnh mà liên kết với nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước. Chính vì vậy, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh đã ký kết nhiều văn bản, kế hoạch phối hợp với các tỉnh lân cận nhằm xây dựng phương án đấu tranh.
Tỉnh Cà Mau quyết liệt trong công tác chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác. |
“Nói chung, lãnh đạo tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện rất nhiều giải pháp khác nhau. Trong đó, có giải pháp truyền thông, tuyên truyền được xem là một trong những giải pháp trọng điểm nhất của quá trình ngăn chặn hành vi vi phạm. Tuy nhiên, kết hợp với giải pháp tuyên truyền, giải pháp điều tra, xử lý cả về hình sự cũng được xem là vấn đề được tỉnh đặt lên hàng đầu”, ông Sử thông tin.
PV: Ông đánh giá như thế nào về những tác động của phiên tòa lưu động đối với ý thức người dân trong khai thác thủy sản đúng quy định?.
Ông Phạm Quốc Sử: Tỉnh đã đưa ra xét xử hình sự 2 vụ án liên quan đến hành vi môi giới đưa người khác trốn ra nước ngoài và khai thác tận duyệt kể từ khi Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ra đời. Qua các phiên tòa, người dân đến theo dõi rất đông, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Phiên tòa xét xử lưu động 4 bị cáo môi giới cho người khác trốn ra nước ngoài đánh bắt trái phép. |
“Tại phiên tòa, thông qua quá trình xét hỏi, tranh tụng và tuyên án, HĐXX đã tuyên truyền, phổ biến pháp luật để bị cáo và những người tham dự phiên tòa hiểu và rút ra những bài học cho mình trong việc phòng chống khai thác IUU. Bởi, gỡ bỏ thành công cảnh báo “thẻ vàng” của EC, sinh kế cho ngư dân mới phát triển bền vững trong thời gian tới”, ông Sử thông tin.
PV: Ông đánh giá như thế nào kể từ khi Nghị quyết số 04 quy định bổ sung những hình phạt hình sự đối với công tác phòng, chống khai thác IUU?.
Ông Phạm Quốc Sử: Từ khi chưa có Nghị quyết 04, công tác điều tra, xử lý hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản bất hợp pháp gặp rất nhiều khó khăn, rất nhiều lúng túng trong áp dụng pháp luật.
“Từ khi có Nghị quyết 04, chúng ta nhìn nhận một cách rõ hơn sự thống nhất trong áp dụng pháp luật, đặc biệt áp dụng khung hình phạt hình sự. Người làm luật đã nghiên cứu và xác định đây là loại tội phạm rất nguy hiểm cho xã hội, trong đó mức độ nguy hiểm lớn nhất liên quan đến hình ảnh Quốc gia, dân tộc”, ông Sử nói.
PV: Là cơ quan nắm pháp luật của tỉnh, ông đánh giá những hành vi vi phạm pháp luật nào trên biển dễ mắc phải và khuyến cáo người dân phòng tránh vi phạm ra sao?.
Ông Phạm Quốc Sử: Hiện nay, Sở Tư pháp nghiên cứu có 3 nhóm hành vi vi phạm gồm: Thứ nhất, khai thác vùng biển nước ngoài và tháo thiết bị giám sát hành trình. Trong khai thác vùng biển nước ngoài, ông Sử cho rằng có rất nhiều nhóm hành vi vi phạm. Thậm chí, ngư dân bị phạt, bị bắt là có thể đối diện với rủi ro về mặt pháp lý.
Việc tăng cường công tác quản lý các đội tàu cá đánh bắt được xem là nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh Cà Mau. |
Về tháo thiết bị giám sát hành trình, người dân điều hiểu nhưng họ gần đây thay đổi phương thức, hành vi vi phạm để đối phó cơ quan có thẩm quyền. Tỉnh đang tiếp tục khởi tố vụ tháo thiết bị giám sát hành trình.
Đối với nhóm khai thác tận duyệt, người dân điều hiểu nhưng chưa nắm được loại phương tiện, công cụ nào. Thời gian qua, tỉnh đã làm rất tốt công tác tuyên truyền, đưa ra xét xử 2 vụ án hình sự liên quan. Nhóm thứ ba là khai thác vi phạm vùng không được phép khai thác. Sở Tư pháp Cà Mau rất mong người dân cần quan tâm vùng được phép khai thác, đừng khai thác sai vùng, vì có thể đối diện mức độ hình sự.
Xin cảm ơn ông!