Làn sóng chỉ trích
Ban tổ chức biến sông Seine thành nơi biểu diễn thực cảnh, trưng trổ bề dày văn hóa, lịch sử và sự lãng mạn vốn có ở Pháp. Bất chấp trời mưa, khoảng 100 chiếc thuyền lớn nhỏ chở thành viên của các đoàn thể thao trên đoạn sông dài 6 km chảy qua trung tâm thủ đô Paris.
Đoàn thuyền đi qua một địa danh mang tính biểu tượng của nước Pháp như Nhà thờ Đức Bà, Bảo tàng Louvre và nhiều điểm tổ chức Thế vận hội.
Nước chủ nhà tổ chức các đoàn diễu hành trên sông Seine song song với chương trình nghệ thuật. |
Hơn 300 nghìn vé xem trực tiếp được phát ra. Tuy nhiên, chương trình vấp phải làn sóng tẩy chay vì tiết mục của các nghệ sĩ nam hóa trang thành nữ. Họ diện trang phục thiếu vải, tạo dáng gợi cảm và xếp hàng dài trên một chiếc bàn, được cho là mô phỏng tác phẩm Bữa tiệc ly của đại danh họa Leonardo Da Vinci. Đây là kiệt tác nghệ thuật về bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Jesus cùng các môn đệ trước khi bị Judas phản bội.
Màn tái xuất hoành tráng của diva Celine Dion là điểm sáng trong lễ khai mạc |
Nhiều khán giả cho rằng, tiết mục này xúc phạm các tín đồ Thiên Chúa giáo. Ban tổ chức cũng bị chỉ trích vì đọc sai tên một số quốc gia, treo ngược cờ,… Cảnh ba vũ công mặc trang phục sặc sỡ, ôm hôn nhau, sau đó một vũ công làm động tác đóng cửa bị lên án dữ dội. Một số đơn vị tài trợ tháo chạy khỏi Olympic Paris 2024. Nhà mạng C’Spire tuyên bố “rất sốc” về sự báng bổ Bữa tiệc ly và khẳng định đang rút dần quảng cáo khỏi kỳ thế vận hội.
Theo tờ USA Today, nhiều tổ chức Công giáo khắp thế giới lên án khoảnh khắc này. Hội đồng Giám mục Pháp tuyên bố, đây là sự chế giễu, khiến người theo đạo bị tổn thương. Làn sóng tẩy chay Olympic Paris 2024 nổi lên khắp cõi mạng. Từ khóa “tẩy chay Olympic” tràn ngập mạng xã hội X.
“Chủ đề của lễ khai mạc dường như quá tập trung vào các vấn đề xã hội như nữ quyền, vấn đề về giới, chủng tộc,... mà quên đi mất mục đích chính của Olympic là ngày hội thể thao. Các phần biểu diễn âm nhạc và các tiết mục khác tuy đa dạng nhưng chỉ ở mức trung bình, thiếu đi điểm nhấn và sự hoành tráng”, một khán giả bình luận.
Tiết mục gây tranh cãi dữ dội |
Võ sĩ nổi tiếng thế giới Islam Makhachev bày tỏ: “Thế vận hội Paris là một nỗi xấu hổ và vết nhơ cho Olympic. Tôi đã xem một số trích đoạn của lễ khai mạc, thật thiếu tôn trọng đối với tất cả các tôn giáo, với giá trị con người nói chung. Sau những gì đã thấy, tôi không còn muốn đến Olympic 2024 nữa”.
Ban tổ chức giải thích và xin lỗi người bị tổn thương
Video chương trình khai mạc Olympic Paris 2024 không còn hiển thị trên tài khoản YouTube của ban tổ chức. Chủ đề liên quan việc “video khai mạc Olympic biến mất” thu hút hơn 500 triệu lượt xem trên mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc - Weibo.
Tại cuộc họp báo ngày 28/7, bà Anne Descamps, phát ngôn viên của thế vận hội cho biết, ban tổ chức không có ý thiếu tôn trọng bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào. Nhà tổ chức xin lỗi những người cảm thấy bị tổn thương.
Giám đốc nghệ thuật lễ khai mạc Thomas Jolly phủ nhận tiết mục lấy cảm hứng từ bức tranh Bữa tiệc ly. Theo đại diện ban tổ chức, các màn biểu diễn mang đến thông điệp về sự tự do, bao dung, đa dạng văn hóa và chấp nhận mọi sự khác biệt.
Chủ tịch Olympic Paris 2024 Tony Estanguet bênh vực lý lẽ của giám đốc nghệ thuật. “Chúng tôi có quyền tự do ngôn luận ở Pháp và chúng tôi muốn bảo vệ quyền đó”, ông Estanguet khẳng định. Tài khoản mạng xã hội chính thức của Olympic Paris 2024 cũng đăng bài đính chính nhân vật người da xanh (ca sĩ kiêm diễn viên người Pháp Philippe Katerine thủ vai) miêu tả vị thần Dionysus.
Celine Dion truyền cảm hứng
Trong sự kiện có nhiều tranh cãi, điểm sáng hiếm hoi là phần trình diễn ca khúc L’Hymne à l’amour của danh ca Celine Dion sau thời gian dài rời xa sân khấu vì căn bệnh hiếm. Báo quốc tế bình luận, ngôi sao người Canada tỏa sáng trong chiếc váy lấp lánh, cất giọng tuyệt vời, làm ngây ngất con tim của hơn 1,5 tỷ người xem trực tiếp.
Sau lễ khai mạc, nữ danh ca chia sẻ trên mạng xã hội: “Tôi rất vui khi được tôn vinh những vận động viên tuyệt vời. Họ mang đến những câu chuyện về sự hi sinh và quyết tâm, nỗi đau và sự kiên trì. Tôi mong các bạn đều tập trung vào ước mơ của mình. Dù các bạn có giành được huy chương hay không, việc có mặt ở đây đã là điều phi thường”. .
Trong thần thoại Hy Lạp, đây là vị thần bảo hộ của rượu nho, sự hoan hỉ, sung túc. Lễ khai mạc gồm 10 chương. Ban tổ chức đưa nhiều nét văn hóa, nghệ thuật của nước chủ nhà đan xen các nghi thức diễu hành, châm đuốc. Tờ báo Anh The Guardian nhận xét, ban tổ chức cố gắng trộn lẫn quá nhiều tiết mục. Thông thường, chương trình nghệ thuật chỉ kéo dài khoảng 45-60 phút.
Theo dõi lễ khai mạc Olympic 2024, đạo diễn Lê Quý Dương cho rằng, dù thế giới có chia rẽ, phân cực thì thể thao nói chung và thế vận hội nói riêng vẫn luôn là nhịp cầu kết nối các quốc gia.
Để làm được điều này, các hoạt động thể thao mang tính quốc tế cần giữ được đặc trưng cơ bản vốn có.
“Trong bối cảnh thế giới hiện nay, việc tổ chức các hoạt động quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và tôn giáo gặp nhiều thách thức. Từ việc không mời một số nước cụ thể tham gia, Olympic 2024 tự làm mất đi ý nghĩa trong sáng nhất của thế vận hội. Ban tổ chức có thể viện dẫn nhiều lý do về tự do, đa dạng cho các tiết mục khai mạc.
Tuy nhiên, tự do chỉ thực sự đúng khi các quyền đó được sử dụng và viện dẫn trên nguyên tắc không làm tổn thương, xúc phạm tới các giá trị văn hóa và niềm tin của người khác”, đạo diễn Lê Quý Dương phân tích.
Ông nhấn mạnh, thể thao là văn minh chung của nhân loại. Thể thao quốc tế cần được tổ chức độc lập và tách biệt khỏi mọi định kiến liên quan chính trị, kinh tế, văn hóa, sắc tộc và niềm tin tôn giáo.
Tại cuộc họp báo ngày 28/7, bà Anne Descamps, phát ngôn viên của thế vận hội cho biết, ban tổ chức không có ý thiếu tôn trọng bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào. Nhà tổ chức xin lỗi những người cảm thấy bị tổn thương.