Thành lập liên minh đào tạo nhân lực và nghiên cứu bán dẫn theo mô hình hợp tác công tư

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Liên minh đào tạo nhân lực và nghiên cứu bán dẫn VASA được thành lập bởi Trường Đại học Phenikaa, đại diện bởi Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn, và Thành phố Đà Nẵng, đại diện bởi Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo thiết kế Vi mạch và AI, theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Tại Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu” do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch tập đoàn Phenikaa cho biết tập đoàn đang có kế hoạch tham gia đào tạo để năm 2030 đáp ứng khoảng 40% nhu cầu nhân lực lĩnh vực bán dẫn trên cả nước.

Thành lập liên minh đào tạo nhân lực và nghiên cứu bán dẫn theo mô hình hợp tác công tư ảnh 1

Phenikaa đã, đang đầu tư hệ thống đào tạo, nghiên cứu với cơ sở vật chất được đánh giá hiện đại bậc nhất Đông Nam Á cho Trung tâm Phenikaa đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn.

Mục tiêu của trung tâm (cùng các đối tác) là đến năm đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư, kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế trong các nhà máy lắp ráp, đóng gói, kiểm thử.

Với mục tiêu này, Phenkiaa sẽ tham gia đào tạo đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của lĩnh vực bán dẫn Việt Nam (tổng nhu cầu khoảng 50.000 nhân lực).

Tại Hội thảo, Phenikaa và các đối tác đã công bố những bước đi cụ thể mang tầm chiến lược nhằm hiện thực hóa cam kết đồng hành cùng Chính phủ phát triển nguồn nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Việt Nam.

Cụ thể, đào tạo theo đơn hàng và nhu cầu của thị trường bằng cách gắn đào tạo với doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra như đào tạo theo nhu cầu xã hội dựa trên mô hình đào tạo trên công việc (training on jobs); thiết kế sản phẩm chip theo nhu cầu thị trường, nhằm vào các ngách sản phẩm AI thiết yếu; cung cấp các dịch vụ thiết kế chíp hàng đầu khu vực và thế giới. Mô hình này sẽ là vườn ươm tạo ra các nhân sự có năng lực của các kiến trúc sư, tổng công trình sư trong ngành, góp phần hoàn thiện tháp nhân lực Việt Nam về bán dẫn.

Xây dựng và triển khai kế hoạch dài hạn đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2040 với mục tiêu cụ thể tới năm 2030, đào tạo ra tối thiểu 8.000 kĩ sư thiết kế chip và 12.000 kĩ sư/kĩ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế trong các nhà máy lắp ráp, đóng gói, kiểm thử, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.

Theo đó, Phenikaa đã đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo, nghiên cứu thiết kế chip cao cấp với hệ thống trang thiết bị thực hành tiên tiến, hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á, xây dựng các phòng thí nghiệm và hạ tầng cơ sở cho các công đoạn đào tạo ATP với tổng mức đầu tư ban đầu là 265 tỉ đồng; kết nối với Nacentech (Bộ Khoa học và Công nghệ) để sử dụng phòng lab kiểm thử…

Phenikaa đã thu hút và tuyển dụng được đội ngũ nhân sự cốt lõi, đồng thời hợp tác với đội ngũ giảng viên, chuyên gia trong và ngoài nước có chuyên môn và kinh nghiệm thực chiến lâu năm tại các Tập đoàn lớn về vi mạch bán dẫn.

Liên minh đào tạo nhân lực và nghiên cứu bán dẫn VASA được thành lập bởi Trường Đại học Phenikaa (đại diện bởi Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn) và Thành phố Đà Nẵng (đại diện bởi Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo thiết kế Vi mạch và AI), theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Liên minh sẽ tối ưu mọi nguồn lực hiện có theo hướng chia sẻ tài nguyên, áp dụng mô hình quản trị đào tạo hiện đại, đào tạo nâng cao kĩ năng (upskill) với các chứng chỉ được giới công nghiệp chấp nhận, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn chất lượng cao trước hết cho thị trường Việt Nam, đồng thời cho các nước thuộc Chip 4 (Mỹ, Nhật, Hàn quốc, Đài Loan) để làm việc nâng cao chuyên môn và quay trở lại Việt Nam khi có nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) hoặc trong nước.

Phát triển theo mô hình liên kết mở, sau giai đoạn cốt lõi ban đầu, VASA tiến tới mở rộng quan hệ đối tác tới các trường đại học, tổ chức trên toàn quốc có nhu cầu và đủ điều kiện, tham gia đào tạo nguồn nhân lực kĩ sư thiết kế vi mạch, kĩ sư kiểm thử, đóng gói và triển khai các chương trình nghiên cứu, chế tạo vi mạch để hợp tác sản xuất các sản phẩm vi mạch thuần Việt.

Ngay tại hội thảo, Phenikaa với các trường đại học danh tiếng như ĐH bang Arizona (Mỹ), ĐH Chang Gung Đài loan, các Công ty Synopsys, SiCADA, Công ty CP Công nghệ VMO Holding… cùng trao thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm mở rộng hoạt động đào tạo cũng như chuẩn bị đầu ra cho nguồn nhân lực tại Việt Nam và các quốc gia phát triển.

MỚI - NÓNG
Hoa hậu Việt Nam 2024 toàn diện về nhan sắc, văn hóa, trí tuệ và sự cống hiến
Hoa hậu Việt Nam 2024 toàn diện về nhan sắc, văn hóa, trí tuệ và sự cống hiến
TPO - Nhà báo Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 - cho biết: "Với bốn trụ cột Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 hướng tới tìm kiếm những đại diện xuất sắc, hội tụ vẻ đẹp toàn diện về nhan sắc, trí tuệ, nền tảng văn hóa, tâm hồn và bản lĩnh”.