Lễ hội chùa Hương 2024: Đi đò hợp tác xã, bán vé điện tử

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Lễ hội chùa Hương 2024 có nhiều đổi mới trong hoạt động, trong đó chuyển đổi hình thức bán vé truyền thống sang bán vé điện tử, thử nghiệm xe điện vận chuyển khách.

UBND huyện Mỹ Đức vừa thông tin lễ hội chùa Hương năm 2024 diễn ra ba tháng, từ ngày 11/2 đến hết 1/5, tức mùng 2 tháng Giêng đến 23/3 năm Giáp Thìn, khai hội vào 15/2, tức mùng 6 tháng giêng, tại sân chùa Thiên Trù. Ban tổ chức tiếp tục chuyển đổi hình thức bán vé truyền thống sang bán vé điện tử, thử nghiệm xe điện vận chuyển khách.

Việc vận chuyển khách trên suối Yến từ trước đến nay do chủ đò tự do kinh doanh, gây nhiều bất cập như nạn cò mồi, chèo kéo khách, tắc nghẽn giao thông. Quy cách xuồng đò không theo quy chuẩn, không đủ điều kiện đăng kiểm, chỉ đăng ký số thứ tự do UBND xã Hương Sơn cấp, số lượng khách được vận chuyển trên các thuyền, đò từ 6 đến 35.

Ban tổ chức kỳ vọng những bất cập trên chấm dứt khi toàn bộ đò được HTX Dịch vụ du lịch chùa Hương thống nhất quản lý. Đơn vị này đã tuyển chọn và tập huấn đội ngũ lái đò với 3.800-4.500 phương tiện. Đò được đánh số, lắp ghế, giỏ đựng rác, áo phao, ô che mưa nắng, lái đò được cấp thẻ và vận chuyển khách theo thứ tự.

Thời gian vận chuyển khách từ thứ hai đến thứ sáu là 5h-20h, thứ bảy và chủ nhật 4h-20h. Giá dịch vụ đò hai chiều năm nay tăng, đi tuyến Hương Tích 85.000 đồng một người (tăng 35.000 đồng), tuyến Long Vân - Tuyết Sơn 65.000 đồng (tăng 30.000 đồng). Giá vé thắng cảnh cũng tăng từ 80.000 lên 120.000 đồng một người mỗi lượt.

Ngoài đổi mới về hoạt động chở khách trên suối Yến, năm nay ban tổ chức lễ hội chùa Hương tiếp tục nâng cao thử nghiệm vận hành 110 xe điện, với giá vé 20.000 đồng/người/lượt.

Lễ hội chùa Hương 2024: Đi đò hợp tác xã, bán vé điện tử ảnh 1

Ngoài ra, 318 hàng quán cũng được chỉnh trang, sắp xếp gọn gàng.

Việc các hàng quán bày bán thịt thú rừng gây phản cảm cho một số du khách đi lễ chùa, ông Cảnh nói đó là truyền thống địa phương nên ban tổ chức chỉ có thể quản lý việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thẩm mỹ.

Đại diện Sở Du lịch Hà Nội cho biết thêm những năm gần đây, du lịch văn hóa đền Trình (chùa Hương) tâm linh đã trở thành xu hướng phát triển của du lịch thế giới. TP Hà Nội hiện có 5.922 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó chùa Hương là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo, gồm nhiều ngôi chùa, đền, đình... là một trong 11 di tích quốc gia đặc biệt, đây là những giá trị to lớn để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh.

Trong những năm qua, để thu hút du khách khi di tích chùa Hương đã được đầu tư, đổi mới cơ chế quản lý, phát huy, bảo tồn, khai thác giá trị di tích, cảnh quan, tổ chức các hoạt động lễ hội và dịch vụ… Nhờ đó, năm 2023, chùa Hương đã đón hơn một triệu lượt du khách.

Sở Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức xác định nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý hoạt động du lịch để bảo đảm tính chuyên nghiệp, phù hợp với các tiêu chí của khu du lịch chất lượng cao, đáp ứng các điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia.

Với chủ đề "An toàn, văn minh, thân thiện", lễ hội chùa Hương kéo dài trong ba tháng, từ ngày 11-2 đến hết ngày 11-5. Khai hội vào sáng 6 tháng giêng, tại sân Thiên Trù.

Giá vé tham quan năm nay tăng lên 120.000 đồng/người/lượt.

Giá vé thuyền, đò, tuyến Hương Tích là 85.000 đồng/người cho 2 lượt vào, ra. Tuyến Long Vân và tuyến Tuyết Sơn có chung giá vé 65.000 đồng/người/2 lượt vào, ra.

Giá vé cáp treo, khứ hồi là 220.000 đồng với người lớn, 150.000 đồng với trẻ em. Giá vé một lượt, người lớn là 150.000 đồng, trẻ em 100.000 đồng.

MỚI - NÓNG