Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9:

Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự

TPO - Trong phiên thảo luận chuyên đề "Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững", nhiều đại biểu đề cập tới vấn đề đạo đức và giảm thiểu tác động không mong muốn của chuyển đổi số, đặc biệt là với vấn đề sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 1

Quang cảnh phiên thảo luận chuyên đề "Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững".

Ngày 16/9, tại Hà Nội, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 diễn ra phiên thảo luận thứ ba, với chuyên đề "Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững". Ông Kamal Ait Mik - Nghị sĩ Ma-rốc, thành viên Ban Lãnh đạo Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU chủ trì phiên thảo luận.

Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 2

Phiên thảo thảo luận này tập trung trao đổi vai trò của các nghị viện và nghị sĩ trẻ trong việc thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa trong bối cảnh chuyển đổi công nghệ và toàn cầu hóa.

Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 3Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 4Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 5Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 6

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận.

Đạo đức giảm thiểu tiêu cực từ công nghệ

Phát biểu đề dẫn, TS. Maurizio Bona - nguyên cố vấn Tổng Giám đốc CERN, Giáo sư Đại học Pavia (Italy), chia sẻ về Hiến chương khoa học, công nghệ, đạo đức, theo đó khoa học, công nghệ tạo ra sự thay đổi lớn đối với toàn cầu.

Theo ông, việc dự đoán sự phát triển của khoa học, công nghệ rất khó, vì vậy cần nhấn mạnh yếu tố đạo đức nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ công nghệ. Các nghị viện cần nhìn nhận vai trò của đạo đức trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 7

Ông Maurizio Bona phát biểu đề dẫn phiên thảo luận.

CERN đang xây dựng một Hiến chương về đạo đức trong khoa học, công nghệ, dựa trên tinh thần bảo đảm, tôn trọng quyền con người. Đây cũng là tài liệu tham khảo để các nghị viện xây dựng các quy định về đạo đức trong khoa học công nghệ. Hiến chương quy định các hoạt động nghiên cứu không được phép vượt qua các tiêu chuẩn đạo đức đã được nêu ra, đây chính là giới hạn về đạo đức trong lĩnh vực nghiên cứu.

Ông Maurizio Bona khẳng định, đây không phải là văn bản tồn tại mãi mãi mà sẽ được rà soát, điều chỉnh định kỳ phù hợp với các giai đoạn phát triển khoa học công nghệ trên thế giới.

Bản dự thảo của Hiến chương sẽ được gửi cho các nghị viện tham khảo và hoàn thiện, dự kiến thông qua tại Đại hội đồng IPU năm 2024. Hiến chương giúp các nghị viện xác định cơ hội và thách thức, định hình tương lai dài hạn của thế giới, với sự phát triển khoa học công nghệ đang đóng vai trò tích cực hơn trong xã hội mà không lo ngại những rủi ro tiềm tàng.

Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 8

Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có đạo đức

Bà Gabriela Ramos - Trợ lý Tổng Giám đốc về khoa học xã hội và nhân văn, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho biết, thế giới thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các thách thức như chiến tranh, biến đổi khí hậu... làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các nước và những người trẻ. UNESCO tin rằng, sự tham gia tích cực và có trách nhiệm của người trẻ vào các vấn đề chính trị sẽ đem lại nhiều thay đổi tích cực, hiệu quả.

Theo bà Gabriela Ramos, chúng ta cần đưa ra chính sách, giải pháp thúc đẩy sự tham gia của giới trẻ, đồng thời kêu gọi các nhà hoạch định chính sách nâng cao năng lực, sự tương tác nhiều hơn cho thanh thiếu niên.

UNESCO đã có nhiều nỗ lực, kế hoạch cụ thể để khuyến khích người trẻ tham gia giải quyết các vấn đề lớn, tăng cường vai trò của người trẻ, đưa ra những công cụ, khuôn khổ phù hợp để tăng cường đối thoại chính trị, thúc đẩy sự tham gia của thanh niên một cách bao trùm. Trong Hội nghị sắp tới tại Mexico, UNESCO cũng sẽ kêu gọi sự tham gia tích cực hơn nữa của thanh niên vào tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.

Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 9

Bà Gabriela Ramos phát biểu qua video gửi tới phiên thảo luận.

Bà Gabriela Ramos nhấn mạnh, trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, nhanh như hiện nay, chúng ta cần những giải pháp về mặt đạo đức trong môi trường số. UNESCO đã có những văn kiện với các thành viên, nhấn mạnh tiềm năng cơ hội, thách thức từ chuyển đổi số; nâng cao kỹ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), truyền thông số... Từ đó, giúp người trẻ sẵn sàng trong thế giới tương lai, sẵn sàng đóng góp vào sự phát triển của các quốc gia và thế giới một cách có đạo đức nhất, cũng như hiểu biết văn hóa lẫn nhau, phòng ngừa các thông điệp hận thù.

Những nhóm kỹ năng của thế kỷ 21 là trọng tâm trong công tác của UNESCO và UNESCO sẵn sàng hợp tác với các bạn để cùng thúc đẩy việc trang bị kỹ năng đó cho giới trẻ. Bởi, giới trẻ là những người lãnh đạo trong tương lai, là những người phải có trách nhiệm thúc đẩy việc sử dụng trí tuệ nhân tạo song song đảm bảo tính đạo đức trong việc sử dụng những công cụ này hướng tới tương lai phát triển bền vững.

Thúc đẩy đa dạng văn hóa

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, chấp nhận, tôn trọng và phát huy sự đa dạng văn hóa giúp tăng cường sự đối thoại giữa các nền văn minh, thúc đẩy sự hiểu biết, gia tăng sự tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, các dân tộc.

Ông Sơn nhấn mạnh, Nhà nước Việt Nam đã, đang thực thi và không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách theo phương châm xuyên suốt “lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững”.

Hiến pháp - đạo luật gốc có giá trị pháp lý cao nhất khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc, trong đó nhấn mạnh các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 10

PGS.TS Bùi Hoài Sơn trao đổi tại ý kiến tại phiên thảo luận.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, đa dạng văn hóa được xem là nguồn lực cho sự phát triển của thế giới hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên, đa dạng văn hóa ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt là những thách thức phi truyền thống của một kỷ nguyên số và toàn cầu hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững của di sản văn hóa, văn hóa các dân tộc.

Ông Sơn đưa ra một số gợi ý nhằm thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững. Trong đó, khẳng định vai trò, giá trị của văn hóa như một động lực của phát triển bền vững và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc; phát huy vai trò của văn hóa trong các chính sách phát triển tại cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, đưa văn hóa trở thành mục tiêu độc lập của phát triển bền vững…

Phát huy thế mạnh và kiểm soát rủi ro từ AI

Ông Andy Williamson, nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Đổi mới của IPU cho biết, internet, công nghệ số như mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo... đã mang lại nhiều lợi ích to lớn trong việc duy trì liên kết xã hội, công việc cho từng cá nhân; cũng như trong nhiều hoạt động của các nghị viện. Tuy nhiên, cần sử dụng một cách cẩn trọng, giảm thiểu rủi ro của công nghệ.

Theo ông Andy Williamson, cần có quy trình pháp lý, những quy định cần thiết để ứng phó đối với những hành vi bắt nạt trên mạng xã hội, thông tin giả, xấu độc... cũng như những tác động tiêu cực từ các nền tảng số. Các nghị sĩ cần hành động xây dựng những công cụ pháp lý cần thiết, có những quy định chỉ dấu những hành vi được chấp nhận và không được chấp nhận, nâng cao hiểu biết của người dân.

Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 11

Ông Andy Williamson gửi ý kiến tới phiên thảo luận.

Trao đổi về công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), ông Andy Williamson nhấn mạnh, AI mang lại nhiều tiện ích, giúp chúng ta học hỏi và được hỗ trợ nhiều hơn... nhưng vẫn có những rủi ro.

Ông Andy Williamson đặt ra vấn đề, AI mới chỉ đại diện cho nền văn hóa đơn lẻ, điều quan trọng là làm thế nào để AI có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nền văn hóa khác nhau giúp thúc đẩy đa dạng văn hóa. Đây là những điều chúng ta cần tìm hiểu, xây dựng, nhận thức và trang bị kỹ năng sử dụng vì AI ngày càng quan trọng hơn trong tương lai.

Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 12Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 13Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 14
Đại biểu các nước đăng ký trao đổi ý kiến tại phiên thảo luận.

Tại phiên thảo luận, đại biểu các nước đóng góp ý kiến về hợp tác kỹ thuật số dựa trên đạo đức và giảm thiểu tác động không mong muốn của chuyển đổi số đối với quyền riêng tư, bảo mật và hạnh phúc.

Có nhiều ý kiến về phát huy vai trò của văn hóa trong các chính sách phát triển tại cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Các đại biểu cũng đưa ra cam kết bảo vệ và phát huy sự đa dạng văn hóa, vai trò của văn hóa, đa dạng văn hóa trong phát triển bền vững…

Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 15Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 16Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 17Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 18
Đại biểu tham góp ý kiến tại phiên thảo luận.
Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 19Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 20
Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 21

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận chụp ảnh lưu niệm

Công nghệ số, AI... và vấn đề đạo đức vào bàn nghị sự ảnh 22
Tin liên quan