Tổng thư ký LHQ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đến Ukraine gặp Tổng thống Zelensky

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại thành phố Lviv (miền Tây Ukraine) vào ngày mai, 18/8. Các cuộc thảo luận có thể sẽ xoay quanh vấn đề vận chuyển ngũ cốc từ Ukraine và nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye.
Tổng thư ký LHQ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đến Ukraine gặp Tổng thống Zelensky ảnh 1

Từ trái sang: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres.

Người phát ngôn Liên Hợp Quốc – Stephane Dujarric cho biết Tổng thư ký Guterres đã được Tổng thống Ukraine Zelensky mời đến Lviv. Ngoài ra, ông Guterres cũng sẽ đến thăm Odessa – thành phố cảng nơi các chuyến tàu chở ngũ cốc qua Biển Đen vừa được khởi động lại sau khi Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận hồi tháng 7.

Cuộc họp 3 bên sẽ tập trung vào việc duy trì hợp tác vận chuyển ngũ cốc, và chấm dứt xung đột Nga – Ukraine thông qua con đường ngoại giao, văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong một tuyên bố.

Sau khi rời Ukraine, ông Guterres sẽ đến thăm Trung tâm Điều phối chung ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), nơi các quan chức Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc đang quan sát các chuyến tàu chở ngũ cốc từ Ukraine.

Tổng thư ký LHQ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đến Ukraine gặp Tổng thống Zelensky ảnh 2

Thành phố Lviv ở phía Tây Ukraine, gần Ba Lan. Thành phố cảng Odessa ở miền Nam Ukraine, giáp Biển Đen. Ảnh: Mapbox

Ngoài cuộc họp 3 bên, đại diện Liên Hợp Quốc và Tổng thống Ukraine Zelensky sẽ tổ chức một cuộc họp trực tiếp để thảo luận về tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye. Mátxcơva và Kiev cáo buộc lẫn nhau về việc pháo kích nhà máy này, mặc dù nhà máy đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga từ những ngày đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ gặp riêng người đồng cấp Ukraine, trong đó 2 lãnh đạo sẽ thảo luận về “tất cả các khía cạnh của mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Ukraine”.

Mặc dù là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ năm 1952, và là ứng viên Liên minh châu Âu (EU) từ năm 1987, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ từng nhiều lần đưa ra quan điểm trái ngược với cả 2 khối, gần đây nhất là trong xung đột Ukraine.

Tổng thống Erdogan đã mô tả chiến lược ngoại giao của mình với Kiev và Mátxcơva là "cân bằng" và từ chối trừng phạt Nga vì chiến dịch quân sự của họ. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) duy nhất không áp đặt các hình phạt này.

Ông Erdogan cũng từng giúp dàn xếp một cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine hồi tháng 3, nhưng cuộc họp không mang lại kết quả. Sau đó, Ankara được hoan nghênh vì đã giúp Nga – Ukraine đạt được thỏa thuận về việc nối lại các chuyến hàng ngũ cốc qua Biển Đen.

Theo RT
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.