Sinh viên đi học trực tiếp sau Tết: Vừa mừng vừa lo, đôn đáo tìm nhà trọ

0:00 / 0:00
0:00
Nguyễn Đình Nguyệt Hà (19 tuổi) đang là sinh viên năm thứ nhất của trường Học viện Ngân hàng cả thấy vừa vui nhưng cũng có chút lo lắng khi sắp đi học trực tiếp. Ảnh: NVCC
Nguyễn Đình Nguyệt Hà (19 tuổi) đang là sinh viên năm thứ nhất của trường Học viện Ngân hàng cả thấy vừa vui nhưng cũng có chút lo lắng khi sắp đi học trực tiếp. Ảnh: NVCC
TPO - Sau thời gian dài học online, việc đến trường học trực tiếp sau Tết khiến nhiều học sinh rất hào hứng nhưng cũng có nhiều khó khăn cho sinh viên ngoại tỉnh phải lên trọ học, đặc biệt là những sinh viên lần đầu bước chân vào giảng đường.

Tính đến thời điểm này, nhiều trường đại học trên cả nước đã đưa ra thông báo học trực tiếp sau Tết cho các sinh viên như trường: Đại học Ngoại thương, Học viện Ngoại giao, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa, Học viện Ngân hàng…

Tân sinh viên: Vừa mừng vừa lo

Nguyễn Đình Nguyệt Hà (19 tuổi) đang là sinh viên năm thứ nhất của trường Học viện Ngân hàng, chuyên ngành Kế toán. Hà đã học online suốt học kỳ đầu tiên của đời sinh viên, ngày 21/2 tới là cơ hội lần đầu được tới giảng đường của nữ sinh này.

Cũng theo Hà, từ ngày 8/2 em sẽ chính thức học theo hình thức online đến ngày 20/2 sau kì nghỉ Tết Nguyên đán.

Hà chia sẻ, nhận được thông báo của nhà trường trước Tết, em không thể giấu được niềm vui vì sau bao tháng ngày chờ đợi, em cuối cùng đã có cơ hội được bước chân đến ngôi trường mà mình đã nỗ lực rất nhiều để thi vào.

Dù có thời gian để chuẩn bị tâm lý, tìm nhà trọ cho việc đến trường sắp tới nhưng quả thực em thấy có hơi chút bỡ ngỡ, hồi hộp.

Cô sinh viên năm nhất chia sẻ, em có chút lo lắng vì thời gian tới sẽ phải thích nghi với cách học trực tiếp cũng như tâm lý xa nhà. Chưa từng xa nhà hay tới Hà Nội, việc phải tìm căn trọ phù hợp đối với Hà cũng gặp nhiều khó khăn.

Đặc biệt, theo lịch của nhà trường, ngày 21/2 em sẽ học trực tiếp nhưng đến 28/2 là lịch thi học kỳ các môn: “Việc học online nhưng thi trực tiếp cũng khiến em rất lo lắng vì không biết đề ra khó, dễ ra sao. Nếu học online thi cũng online sẽ khiến em đỡ lo hơn”- Hà chia sẻ.

Sinh viên Nguyễn Phương Hạnh, ngành Bất động sản trường đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, là một tân sinh viên chưa một lần được lên giảng đường nên có thông báo được đi học Hạnh cảm thấy rất phấn khởi.

Việc học một kì online cũng đã quen với cách học của nhà trường nên Hạnh cho rằng, em không có chút gì băn khoăn nếu đi học trực tiếp trong thời gian tới.

“Việc học ở trường với tân sinh viên như em được giảng viên, các anh chị, các bạn cùng khóa giúp đỡ rất nhiệt tình nên việc học quá lâu ở nhà cũng khiến em không cảm thấy trì trệ hay lo lắng khi phải học trực tiếp gì cả”- Hạnh chia sẻ.

Với Ngô Thùy Linh (Hà Nội), sinh viên năm nhất trường Đại học Hà Nội, khoa Tiếng Anh cho rằng, em cũng có đôi chút lo lắng vì sắp được đi học trực tiếp ở trường.

Linh cho rằng, thực tế, học online có chút nhàn hơn và việc thi đề thi em cũng cảm thấy dễ và có thể qua môn một cách dễ dàng hơn.

Với Nguyễn Thị Hương, sinh viên năm nhất ngành marketing khoa Quốc tế, trường ĐH Ngoại thương cho rằng, có đôi chút lo lắng nhưng vẫn mong ngóng ngày được trở lại trường, được gặp thầy cô và bạn bè.

Hương nói, em cảm thấy khá tự tin khi đi học dù mất hơn một kì học online tại nhà vì dù học online nhưng các thầy cô trong trường vẫn hỗ trợ học sinh nhiệt tình, truyền đạt kiến thức tốt cho sinh viên.

Sinh viên ngoại tỉnh đôn đáo tìm nhà trọ

Nguyễn Đình Nguyệt Hà, sinh viên trường Học viện Ngân hàng cho rằng, ngay sau khi có lịch đi học chính thức sau Tết nguyên đán, em và bố mẹ đã lên kế hoạch tìm nhà trọ.

Hà cho biết, ngay từ tháng 10/2021, thời điểm có nhiều tin về việc các trường cho quay trở lại học trực tiếp gia đình em đã đôn đáo tìm nhà trọ. Tuy nhiên, vì lịch đến trường chưa biết đến bao giờ mà thuê nhà luôn cũng tốn kém, gia đình em quyết định chưa thuê lại cho tới khi có thông báo chính thức từ nhà trường.

Hà cho rằng, dù nhờ cả người quen ở ngoài Hà Nội tìm cho từ trước Tết nhưng đến hôm nay vẫn chưa tìm được phòng trọ vì việc để tìm phòng trọ khá ưng ý cũng khó vì trong thời điểm này.

"Tìm phòng trọ quả thật khó vì trong tầm tiền mình thuê được thì không có nhiều lựa chọn mà nếu tiền nhiều quá thì cũng không được. Vì ở xa Hà Nội nên nếu tìm được phòng nào ưng ý, em sẽ nhờ người nhà qua xem thử"- Hà chia sẻ.

Với Ngô Thùy Linh (Hà Nội), sinh viên năm nhất trường đại học Hà Nội cho rằng, ngay sau khi nhà trường có lịch sẽ cho sinh viên đi học trực tiếp trở lại vào tháng 2, mẹ em vốn là một giáo viên đã nhờ các học sinh của mình cũng là anh chị khóa trên của em tìm hộ nhà trọ quanh trường em học.

“Em sẽ ở với 3 bạn cùng lớp mà đều học các trường quanh khu vực Hà Đông sẽ trọ cùng. Tiền nhà dao động từ 5-7 triệu chưa tính điện nước. Em đang nhờ các anh chị khóa trên đang ở trọ, nếu tìm được một nhà riêng thì tốt, không sẽ lấy 2 phòng liền nhau cũng được”- Linh chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
TPO - Chiều 4/11, Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an đã công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, kể từ ngày 6/11.