PlayStation 4 được dùng trong vụ khủng bố tại Paris

Các tay súng khủng bố có thể đã sử dụng mạng PlayStation Network của máy chơi game PS4 để liên lạc và lên kế hoạch cho vụ tấn công mà không bị phát hiện.

Sau cuộc tấn công đêm 13/11 tại Paris, cơ quan chức năng Pháp đang điều tra cách thức những tên khủng bố liên lạc và lên kế hoạch. Theo điều tra sơ bộ ban đầu, máy chơi game PlayStation 4 của Sony là thiết bị được sử dụng. 

Cuộc săn lùng những tên khủng bố còn lại đã đưa các điều tra viên đến căn cứ của ​những nghi can ở Brussels, Bỉ. Jan Jambon, Bộ trưởng ​Nội vụ Bỉ cho rằng, PS4 được sử dụng để các nhóm khủng bố giao tiếp với nhau: "Việc theo dõi những chiếc máy PlayStation 4 còn khó hơn theo dấu tin nhắn WhatsApp".

Việc các cơ quan chức năng theo dõi máy chơi game sử dụng các công nghệ cũ là điều bất khả thi. Các nhóm khủng bố có thể dễ dàng hack vào hệ thống của các nhà cung cấp dịch vụ chơi game như PlayStation Network để trao đổi thông tin mà Sony không hề hay biết.

PlayStation 4 được dùng trong vụ khủng bố tại Paris ảnh 1

Bằng chứng được tìm thấy tại nơi ở của nghi can khủng bố Paris.

Nhiều khả năng, những tên khủng bố đã sử dụng PlayStation Network để gửi các thông điệp ​phi ngôn ngữ hoặc tin nhắn thoại thông qua một số trò chơi. Trước đó, các tài liệu rò rỉ của cựu điệp viên Edward Snowden vào năm 2013 tiết lộ, cả NSA và CIA đã cài cắm nhân viên trong các trò chơi như World of Warcraft nhằm thâm nhập vào thế giới ảo của khủng bố.

Năm 2010, FBI thông qua dịch vụ Xbox Live của Microsoft đã triệt phá được đường dây ấu dâm. Tuy nhiên, việc điều tra của họ như muối bỏ bể vì lực lượng không đủ nhân lực để theo dõi hàng chục triệu game thủ 24/7. Với PlayStation 4, các tên khủng bố có thể gửi cho nhau tin nhắn thoại. Việc giám sát các nội dung thế này khó hơn nhiều ​theo dõi các thiết bị như smartphone, tablet...

PlayStation 4 được dùng trong vụ khủng bố tại Paris ảnh 2

Các nền tảng như PlayStation Network hay Xbox Live khó có thể theo dõi.

PlayStation Network có khoảng 110 triệu lượt người sử dụng, 65 triệu game thủ chơi thường xuyên, trong khi các cơ quan chính phủ chỉ có thể xây dựng hồ sơ của các nghi can khủng bố dựa trên các dữ liệu Internet cũng như các mối quan hệ.

Rất ít những tên khủng bố truy cập vào các trang web cực đoan để khoe khoang về âm mưu của chúng. Thông tin về game thủ không thể quản lý dựa trên những thông tin cá nhân như chứng minh thư, hồ sơ phạm tội...

Phần đáng sợ nhất có lẽ vẫn là cách thức mà những tên khủng bố gửi thông điệp cho nhau​, thông qua các phương tiện phi ngôn ngữ trong game như sơn lên bức tường trong game Call of Duty, hay bắn những phát súng tưởng chừng như vô nghĩa.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG